19006172

Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Trường hợp kết hôn mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án sẽ căn cứ vào đâu để xem xét vấn đề này ạ?



Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luậtTư vấn hôn nhân và gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp của bạn về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật; chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6 tháng 1 năm 2016 quy đình về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Thứ hai, “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyn quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.

Thứ ba, “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

Thứ tư, “Người đang có vợ hoặc có chồng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Thứ năm, việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, khi xem xét việc kết hôn có thuộc một trong những trường hợp “kết hôn trái pháp luật” hay không thì Tòa án cần dựa trên nhưng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, cụ thể: căn cứ vào nguyên tắc, các hành vi bị cấm khi kết hôn, điều kiện kết hôn theo luật định… 

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật; xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam