19006172

Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ bị xử phạt thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Công ty nơi tôi đang làm việc cho người lao động nghỉ ăn giữa ca 40 phút. Chúng tôi có thắc mắc là làm việc vào ca đêm thì người lao động phải được nghỉ giữa ca để ăn cơm ít nhất 45 phút mới đúng. Bên công ty có giải thích là trước khi nghỉ 40 phút để ăn cơm, công ty đã sắp xếp một đợt nghỉ trước đó 10 phút rồi. Công ty trả lời như vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ bị xử phạt thế nào? Mong nhận được câu trả lời của anh chị. Xin cảm ơn!



Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ

Tư vấn hợp đồng lao động:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ bị xử phạt thế nào?; Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:

Thời gian nghỉ giữa ca của người lao động

Căn cứ pháp luật: Điều 109 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
theo quy định này, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động làm việc ban ngày ít nhất là 30 phút liên tục và làm việc vào ban đêm ít nhất 45 phút liên tục.
ngoài ra, khoản 2 điều 109 bộ luật lao động có quy định:

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.”

Theo quy định nêu trên, thời gian nghỉ giải lao của người lao động không ảnh hưởng tới thời gian nghỉ giữa giờ.

Đối chiếu với trường hợp bạn hỏi, công ty của bạn chỉ cho người lao động làm việc vào ban đêm nghỉ giữa ca 40 phút liên tục là sai so với quy định của Bộ luật lao động năm 2019. Thời gian nghỉ 10 phút trước đó là thời gian nghỉ giải lao, không được tính là thời gian nghỉ giữa ca.

Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ pháp luật: khoản 4 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 5 triệu đồng tới 75 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 6 thì mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là tổ chức trong trường hợp này sẽ từ 10 triệu tới 150 triệu.

Người lao động bị vi phạm về Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ phải làm gì?

Đối với trường hợp công ty không cho người lao động nghỉ giữa ca đủ thời gian tối thiểu theo quy định của Bộ luật lao động 2019, người lao động có thể yêu cầu bên phía công đoàn cơ sở bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc làm đơn khiếu nại lần 1 gửi tới giám đốc của công ty. Nếu không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại của công ty thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại lần hai gửi tới chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động giải quyết.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam