19006172

Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ?

Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ?

Tôi cần tư vấn về Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ? Tôi có một thắc mắc muốn hỏi như sau: công ty tôi có 15 người lao động ký hợp đồng lao động nhưng không đóng bảo hiểm. Giờ bảo hiểm đến thanh tra. Vậy, công ty tôi vi phạm quy định bảo hiểm không? Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ? 



Công ty bị xử phạt như thế nàoTư vấn bảo hiểm xã hội:

Với vấn đề Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Người lao động của công ty bạn và công bạn ty là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: 

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”

Theo quy định trên, khi công ty ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, khi công ty không đóng bảo hiểm cho những người lao động ký loại hợp đồng này là đã vi phạm tại Khoản 1 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”

Khi đó, công ty bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;

b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng,

chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.”

Theo đó, công ty bạn không đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ phải nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng cùng với số tiền lãi trong thời gian chưa đóng. Đồng thời, phải nộp phạt vi phạm hành chính với số tiền bằng 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tối đa không quá 75.000.000 đồng. 

Công ty bị xử phạt như thế nào

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, công ty bạn đã có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi đó công ty bạn sẽ buộc phải nộp số tiền chưa đóng bảo hiểm cùng với số lãi trong thời gian chưa đóng và nộp phạt vi phạm với mức 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là bài viết về vấn đề Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Không tham gia bảo hiểm y tế cho lao động nước ngoài

Trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Công ty bị xử phạt như thế nào khi không đóng bảo hiểm cho NLĐ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam