19006172

Những giấy tờ cần phải mang theo khi đi nộp phạt giao thông

Nội dung câu hỏi:

Cho em hỏi khi đi nộp phạt vi phạm hành chính về đường bộ có cần phải mang theo giấy phép lái xe không ạ? Và em cần phải lưu ý những gì khi đi nộp phạt không ạ



Phải mang theoTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Những giấy tờ cần phải mang theo khi đi nộp phạt giao thông, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Những giấy tờ cần đem theo khi đi nộp phạt giao thông;

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC theo đó:

Điều 4. Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy trình thu ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC , Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước-Tổng cục Thuế-Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Thông tư này hướng dẫn thêm các nội dung sau:

1. Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực.

2. Khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.”

Căn cứ quy định nêu trên, khi tới nộp phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu thì bạn sẽ phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, bạn cần mang theo Giấy tờ tùy thân (căn cước công dân).

Trong quy định này không nêu là phải đem Giấy phép lái xe khi tới thực hiện việc nộp phạt do đó giấy tờ này sẽ là không cần thiết.

Những vấn đề cần lưu ý khi đi nộp phạt giao thông

Nộp phạt giao thông ở đâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:

– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;

– Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Nộp phạt giao thông Online được không?

Hiện nay, ngoài các hình thức nộp phạt thông thường, người dân khi có vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể nộp phạt trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và lựa chọn nhận lại giấy tờ liên quan (bị tạm giữ hoặc tước trong vòng 07 ngày làm việc Cảnh sát giao thông sẽ cập nhập thông tin trên cơ sơ dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và chuyển trạng thái “Đã phê duyệt”) tại đơn vị Cảnh sát giao thông lập biên bản hoặc đăng ký nhận lại giấy tờ tại nhà qua dịch vụ chuyển phát của Bưu điện.

Nộp phạt giao thông muộn nhất là khi nào?

Căn cứ Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Như vậy, theo quy định thì bạn phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.

Nộp phạt giao thông muộn có bị tính lãi không?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020 quy định như sau:

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”

Như vậy theo quy định trên thì nếu người vi phạm luật giao thông mà nộp phạt hành chính muộn thì ngoài tiền phạt phải nộp thì cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0.05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Phải mang theo

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Có được nộp phạt giao thông thành nhiều lần?

– Điều kiện: Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 việc nộp phạt nhiều lần chỉ được áp dụng khi người vi phạm thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:

+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân;

+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần (phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế).

– Thủ tục nộp phạt nhiều lần:

+) Nếu người vi phạm đáp ứng đủ các điều kiện để được nộp phạt nhiều lần thì Nộp đơn đề nghị gửi người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

+) Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

+) Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Mất biên bản vi phạm giao thông thì có giải quyết được không

Tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì khi xảy ra hành vi vi phạm, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản xử phạt vi phạm. Theo đó, những người liên quan ký vào biên bản và giao cho mỗi bên 01 bản.

Trường hợp khi bị mất biên bản nộp phạt sẽ không ảnh hưởng đến quá trình xử lý vi phạm vì cơ quan công an vẫn còn giữ 01 biên bản nữa. Tuy nhiên, để được giải quyết thì người vi phạm phải viết một giấy cam đoan về việc mất biên bản. Trong biên bản ghi rõ các thông tin người vi phạm và nội dung sự kiện vi phạm, sau đó xuống công an địa phương để xin xác nhận. Sau khi được xác nhận, người vi phạm quay lại cơ quan công an nơi bị lập biên bản để được kiểm tra, rà soát hồ sơ để xử lý vi phạm.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Những giấy tờ cần phải mang theo khi đi nộp phạt giao thông. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Những giấy tờ cần phải mang theo khi đi nộp phạt giao thông, hợp tác xã; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

luatannam