19006172

CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc KCN không?

Nội dung câu hỏi:

Cho tôi hỏi về việc: Cảnh sát giao thông có được thực hiện việc kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc khu công nghiệp không? Xin cảm ơn



Tư vấn giao thông đường bộđược kiểm tra phương tiện:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc KCN không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường thuộc KCN không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 3 quy định Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.”

Như vậy, theo quy định trên, đường giao thông thuộc khu công nghiệp được xác định là đường bộ.

Về quyền hạn kiểm tra các phương tiện đang tham gia giao thông: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA như sau:

“Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.”

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì nhiệm vụ, thẩm quyền của Cảnh sát giao thông rất rộng: được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Trong đó, không loại trừ trường hợp kiểm tra, xử lý vi phạm với hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông trong đường bên trong khu công nghiệp. Do đó, CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc KCN.

CSGT được yêu cầu dừng xe trong trường hợp nào

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

-Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

được kiểm tra phương tiện

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

05 điều cần biết khi CSGT dừng xe kiểm tra

CSGT có thể dừng xe ngay cả khi không có vi phạm giao thông

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;”

Như vậy, nếu người dân không vi phạm thì CSGT vẫn có thể dừng xe để kiểm tra nếu có chuyên đề đã được phê duyệt, văn bản đề nghị của Thủ tướng,… như trên.

CSGT có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm giao thông

Một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Theo đó, khi CSGT dừng xe thì việc chứng minh lỗi của người tham gia giao thông thuộc về CSGT, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Ngoài ra, người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị (tại điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA)

Khi dừng xe thì CSGT được kiểm tra những gì?

Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì CSGT thực hiện theo nội dung kiểm tra, tuần tra như sau:

– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

+) Giấy phép lái xe;

+) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+) Giấy đăng ký xe;

+) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);

+) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

+) Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;

+) Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;

+) Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

Người vi phạm có được yêu cầu kiểm tra chuyên đề của CSGT không?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định CSGT công khai chuyên đề thông qua một hoặc tất cả các hình thức sau:

– Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

– Đăng Công báo.

– Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người dân không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề của CSGT khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Người vi phạm được quyền quay phim, chụp hình CSGT khi dừng xe kiểm tra:

Tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về hình thức giám sát của nhân dân đối với CSGT khi thực thi nhiệm vụ như sau:

1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp

Như vậy, khi bị dừng xe kiểm tra thì người vi phạm có quyền được quay phim, chụp ảnh nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

– Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi:CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc KCN không. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề CSGT có được kiểm tra phương tiện trong đường giao thông thuộc KCN không?, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.

luatannam