19006172

Mức hưởng BHYT theo đối tượng hưu trí là bao nhiêu?

Mức hưởng BHYT theo đối tượng hưu trí là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi bố tôi đang hưởng BHYT theo đối tượng hưu trí thì mức hưởng là bao nhiêu? Bố tôi muốn chuyển tuyến từ bệnh viện huyện lên bệnh viện 108 thì điều kiện là gì? Nếu bố tôi yêu cầu bệnh viện chuyển tuyến thì có được hưởng như mức đúng tuyến không? 



hưởng BHYT theo đối tượng hưu trí

Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức hưởng BHYT theo đối tượng hưu trí là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau: 

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này”.

Như vậy,  bố của bạn khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được BHYT chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh.

Thứ hai, chuyển tuyến từ bệnh viện huyện lên bệnh viện 108 thì điều kiện là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định như sau:

“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).”

Như vậy, theo quy định này đối với trường hợp của bố bạn, bệnh viện huyện có thể chuyển tuyến khi không đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật. Việc xác định bệnh viện có đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật hay không phụ thuộc vào bệnh của bố bạn và năng lực chuẩn đoán, điều trị và danh mục cơ sở kỹ thuật của bệnh viện đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt.

Theo đó, việc chuyển tuyến do bệnh viện xác định vì nguyên nhân không đúng chuyên môn kỹ thuật và khả năng chữa trị thì mới được xác định là trường hợp đúng tuyến. Do vậy, nếu bố bạn tự yêu cầu chuyển tuyến thì sẽ được coi là trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về mức hưởng trái tuyến, trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương, bố của bạn chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT. Trường hợp khám và điều trị ngoại trú sẽ không được BHYT thanh toán.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Khám lại theo giấy hẹn có cần giấy chuyển tuyến?

luatannam