19006172

Làm chế độ ốm đau cho NLĐ bị tai nạn lao động

Làm chế độ ốm đau cho NLĐ bị tai nạn lao động

Chào anh chị, bên công ty em có một người lao động bị tai nạn lao động, sau đó bên em đã báo giảm BHXH cho họ và làm chế độ ốm đau theo Giấy tờ trong viện họ gửi. Sau đó thì bên BHXH từ chối hồ sơ và yêu cầu bên em phải làm chế độ TNLĐ cho họ. Vậy em cần phải làm gì mong anh chị hướng dẫn giúp em ạ



Làm chế độ ốm đau cho NLĐ bị tai nạn lao động

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bước 1: Điều chỉnh tăng lại lao động;

Căn cứ Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì khi người lao động bị tai nạn lao động thì được người sử dụng lao động trả đầy đủ tiền lương trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật. Do đó, bên bạn thực hiện báo giảm lao động và làm chế độ ốm đau cho người lao động là chưa đúng vì thế cơ quan Bảo hiểm xã hội từ chối hồ sơ của bạn là đúng.

Vậy, bạn cần phải làm thủ tục điều chỉnh tăng lại BHXH cho người lao động để đóng chọ họ bình thường trong thời gian họ điều trị thương tật, bệnh tật. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Bước 2: Thực hiện các công việc liên quan đến tai nạn lao động;

-Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động: (thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

– Thực hiện điều tra TNLĐ;

– Mở cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ: Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP . Bạn tham khảo thêm bài viết:

Bước 3: Sau khi có Biên bản Điều tra TNLĐ thì thực hiện việc giới thiệu NLĐ đi giám định;

Công ty tiến hành giới thiệu và làm hồ sơ đề nghị giám định thương tật tại Hội đồng Giám định y khoa tỉnh để xác định mức suy giảm khả năng lao động làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:

Bước 4: Làm hồ sơ đề nghỉ giải quyêt chế độ Tai nạn lao động cho người lao động trên cơ quan Bảo hiểm xã hội;

Sau khi giới thiệu NLĐ đi giám định thương tật xong, công ty tiến hành lập hồ sơ  giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ  theo quy định.

1. Lập hồ sơ

 Người lao động lập hồ sơ ( theo quy định tại Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ) ; nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ.

 Đơn vị SDLĐ tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ hoặc BNN (mẫu số 05A-HSB) và hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ.

2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:

– Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

3. Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết:Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Kết quả nhận được: Danh sách phê duyệt chế độ tai nạn lao động cho người lao động và khoản tiền trợ cấp tai nạn lao động.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau:

Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam