19006172

Mẹ kế có được hưởng chế độ tử tuất của con chồng

Mẹ kế có được hưởng chế độ tử tuất của con chồng

Con tôi năm nay 42 tuổi đang đóng BHXH ở công ty được 17 năm thì không may bị tai nạn và qua đời. Vợ nó làm chế độ tử tuất thì không làm cho mẹ kế là vợ 2 của tôi vì nói không phải là mẹ đẻ. Vợ cả của tôi mất từ năm con trai tôi được 11 tuổi và đã cùng tôi nuôi dưỡng cháu cho đến nay, đi làm khôn lớn và lập gia đình. Vậy, mẹ kế – vợ hai của tôi có được nhận tiền tuất hàng tháng khi con riêng của chồng mất không ạ? Mẹ kế 60 tuổi và không có lương hay khoản thu nhập nào khác. Xin cảm ơn.



Mẹ kế có được hưởng chế độ tử tuất của con chồng

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp này của bạn về: Mẹ kế có được hưởng chế độ tử tuất của con chồng; chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ tử tuất hàng tháng thì: người tham gia bảo hiểm mà đóng được từ 15 năm trở lên chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi mất thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”

Theo quy định trên, đối tượng thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng gồm:

– Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Như vậy, khi con của bạn đóng bảo hiểm xã hội 17 năm không may bị mất thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng gồm: các con ruột của con bạn mà dưới 18 tuổi; Bố đẻ – là bạn nếu bạn trên 60 tuổi mà không có lương hưu hay các khoản thu nhập khác; Bố mẹ vợ của con bạn nếu đáp ứng về tuổi và không có lương hưu, các khoản thu nhập khác. Còn đối với người mẹ kế đã 60 tuổi và không có thu nhập, nếu chứng minh được khi còn sống người con đó có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sẽ được nhận trợ cấp tuất hàng tháng.

Căn cứ tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Bên cạnh đó tại Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Theo quy định trên thì mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của chồng cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 – giông như là con đẻ. Theo đó, con riêng cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ kế cùng sống chung với mình theo Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vậy, trong trường hợp này: Mẹ kế đã chung sống với gia đình bạn và chăm sóc con riêng của chồng từ năm 11 tuổi đến nay và theo đó, con riêng của bạn cũng có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ kế. Nên mẹ kế trong trường hợp này cũng được xác định là thân nhân được nhận trợ cấp tuất hàng tháng theo Khoản 2 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu còn vấn đề thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam