19006172

Số CMND trong sổ bảo hiểm xã hội khác với hợp đồng lao động

Số CMND trong sổ bảo hiểm xã hội khác với hợp đồng lao động

Hiện tại tôi đang có dùng số CMND trong sổ bảo hiểm xã hội, nhưng trong hợp đồng lao động của tôi là dùng số căn cước công dân. Vậy tôi có cần phải làm thủ tục thay đổi gì trong sổ BHXH không? Nếu không thay đổi sau này có khó khăn đến việc hưởng BH thất nghiệp không? Cho tôi hỏi luôn muốn nộp hồ sơ hưởng TCTN thì cần những giấy tờ gì?



số CMND trong sổ bảo hiểm

Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, số CMND trong sổ bảo hiểm khác với hợp đồng lao động thì phải làm sao?

Căn cứ theo Công văn số Công văn 3835/BHXH-CST quy định như sau:

“Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN.”

Như vậy, việc khác số chứng minh nhân dân giữa sổ bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động không ảnh hưởng gì đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sau này.

Thứ hai, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Sổ bảo hiểm xã hội

3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì cần xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.”

Như vậy, bạn sẽ chuẩn bị các giấy tờ nêu trên và nộp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong 3 tháng kể từ khi bạn chấm dứt HĐLĐ để được giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp nào?

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

luatannam