19006172

Lập di chúc sớm có cần hỏi ý kiến các con

Khi lập di chúc, có cần chia đều cho các con

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn một vấn đề như sau: Hiện nay bố mẹ tôi còn sống, được thừa kế một căn nhà do ông bà tôi để lại và đã làm chủ quyền sổ đỏ hợp pháp, trong căn nhà hiện có 3 người con đang ở và một người con trai ở đó nhưng đã tách hộ khẩu đi ở nơi khác. Các con của bố mẹ tôi đều đã có gia đình (vợ, hoặc chồng và các con cùng ở trong gia đình với bố mẹ tôi) nhưng hiện nay xảy ra một số tình huống sau: Thứ nhất, nếu bố mẹ tôi muốn bán căn nhà đó để chia tiền tài sản đó cho các con theo ý muốn của bố mẹ tôi, thì có cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của các con (con dâu, con rể và các cháu nội ngoại trong căn nhà đó) ký vào văn bản để làm thủ tục bán nhà, hay chỉ cần bố mẹ tôi đồng ý là được. Thứ hai, tiền tài sản bán được có nhất thiết phải để thừa kế đều cho các con hay do bố mẹ tôi quyết định theo quyền của cha mẹ: có thể cho con này ít, con này nhiều theo ý của cha mẹ, và các con dâu, con rể trong căn nhà đó có bắt buộc phải chia hay không?



Tư vấn pháp luật đất đai:Lập di chúc

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề chia thừa kế đối với đất đồng sở hữu; Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, nhà đất trên do bố mẹ bạn sở hữu hợp pháp (thừa kế từ ông bạn) và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn. Như vậy,

Thứ nhất, về quyền bán nhà của bố mẹ bạn

Căn cứ Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Theo đó, bố mẹ bạn là chủ sở hữu của nhà đất, nên bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mảnh đất mà không phải xin phép các con.

Thứ hai, về quyền chia thừa kế của bố mẹ bạn

Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Đồng thời, Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Lập di chúc

Tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, việc lập di chúc là dựa trên ý chí tự nguyện của bố mẹ bạn, chia cho ai, chia bao nhiêu là tùy quyết định của bố mẹ bạn trừ trường hợp quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thủ tục sang tên sổ đỏ do thừa kế theo di chúc

Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty Tư vấn An Nam tư vấn.

luatannam