Nội dung câu hỏi:
Chào Tổng đài tư vấn. Tôi làm việc tại công ty 3 năm, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội và tuân thủ đúng kỷ luật lao động. Nhưng đầu tháng 2 năm nay do gia đình có công việc nên tôi buộc phải nghỉ việc luôn mà không báo. Tôi muốn xin nhận lại sổ bảo hiểm nhưng công ty giữ sổ bảo hiểm và yêu cầu tôi phải bồi thường thì mới trả sổ. Tôi muốn hỏi công ty làm vậy có đúng không, và tôi muốn nhận lại sổ thì phải làm thế nào?
- Nghỉ ngang có được lấy sổ bảo hiểm xã hội
- Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ ngang
- Người lao động nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
VIDEO: CÁCH CHỐT SỔ BHXH KHI NGHỈ NGANG Ở CÔNG TY
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Quy định về nghĩa vụ của công ty khi Người lao động nghỉ việc;
Trước hết, trường hợp nghỉ việc của bạn là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”
Theo đó: Trong trường hợp này, bạn đã vi phạm về thời hạn báo trước nên bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương, bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình trong những ngày không báo trước và chi phí đào tạo nếu có.
NLĐ nghỉ việc nhưng Công ty giữ sổ BHXH là đúng hay sai?
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì người lao động phải
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Tức là, khi chấm dứt hợp đồng lao động, kể cả là đúng pháp luật hay trái pháp luật, công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động là trái luật. Trường hợp người lao động vi phạm phải bồi thường là một vấn đề khác, hai vấn đề này không liên quan đến nhau, do đó, nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là sai. Tuy nhiên, việc bồi thường cũng là trách nhiệm mà người lao động phải chịu vì hành vi vi phạm của mình.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp của bạn, bạn nên đến công ty bồi thường thiệt hại do nghỉ ngang trước, nếu công ty vẫn tiếp tục giữ sổ không trả sổ cho bạn, bạn có thể khiếu nại công ty đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện hành vi chậm trả sổ BHXH đến Tòa án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Cách xử lý khi Công ty không chịu trả sổ;
Công ty không chịu trả sổ BHXH cho bạn khi nghỉ việc là không đúng. Tuy nhiên, hành vi nghỉ việc trái pháp luật của bạn đang gây thiệt hai cho Công ty. Chính vì thế, bạn nên đến Công ty để giải quyết về việc nghỉ ngang sau đó yêu cầu Công ty trả giấy tờ và sổ BHXH cho bạn. Trường hợp bạn đã hoàn thành các nghĩa vụ nhưng Công ty không trả sổ, khi đó mới có căn cứ để làm đơn từ đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Người lao động phải bồi thường bao nhiêu khi nghỉ ngang
- Không lấy được sổ bảo hiểm từ công ty cũ có thể hủy sổ không
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về vấn đề công ty giữ sổ bảo hiểm khi nghỉ ngang; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- BHYT có chi trả vào ngày nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần không?
- Chưa nghỉ hết ốm đau trong năm có được tính sang năm sau?
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
- Điều kiện hưởng và thủ tục hưởng trợ cấp mai táng phí
- Bình quân lương khi vừa đóng cả BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc