19006172

Cách phân biệt tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ

Nội dung câu hỏi:

Em mới được giao phụ trách về vấn đề an toàn lao động ở công ty. Cho em hỏi cách phân biệt tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ? Mong nhận được phản hồi từ tổng đài. Em xin cảm ơn!



Phân biệt tai nạn lao độngTư vấn chế độ tai nạn lao động: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn về cách phân biệt tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thế nào là tai nạn lao động

Căn cứ tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về tai nạn lao động như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về địa điểm xảy ra tai nạn được xác định là tai nạn lao động bao gồm:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp.

Như vậy, tai nạn lao động được định nghĩa là tai nạn gây tổn thương cho một trong số các bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động và xảy ra trong quá trình lao động, khi thực hiện công việc hay nhiệm vụ lao động được giao hoặc xảy ra trong quá trình thực hiện những nhu cầu gắn liền với quá trình lao động.  

Cách phân biệt tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ

Căn cứ Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định: 

“Điều 9. Phân loại tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Theo quy định nêu trên, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động có chia tai nạn lao động thành 3 mức độ như sau:

  1. Mức độ một là tai nạn lao động chết người.
  2. Mức độ hai là tai nạn lao động nặng.
  3. Mức độ ba là tai nạn lao động nhẹ.

Trong đó, cách phân biệt tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ được xác định như sau:

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP về danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng.

Theo đó, danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng bao gồm: chấn thương đầu, mặt, cổ; chấn thương phần ngực, bụng; chấn thương các chi trên; chấn thương phần chi dưới; bỏng; Nhiễm độc các chất theo quy định (ví dụ ô xít các bon, Hydro sunfua…) ở mức độ nặng.

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ  là tai nạn lao động không thuộc trường hợp tai nạn lao động nặng nêu trên và không thuộc trường hợp tai nạn lao động chết người.

Phân biệt tai nạn lao động

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam