Bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần
Bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần có được hưởng BHXH? Ngày 9/2/2021 là ngày nghỉ việc của em. Hôm đó, em bị tai nạn giao thông do một người tài xế xe 7 chỗ đậu xe sai quy định và đột nhiên mở cửa xe. Lúc đó, em đang chạy tới ngay xe thì tài xế mở cửa ra và không nhìn làm tay lái xe em đập vô cửa xe của người gây tai nạn cho em và làm em té chấn thương ngay lòng trên và lòng dưới bàn chân phải và may trên 10 mũi còn chân trái của em bị đau.
Em vào bệnh viện Quận 5 và có thẻ bảo hiểm y tế và giấy chứng minh nhân dân và bác sĩ đã cho giấy nghỉ phép bệnh 7 ngày và em đi tái khám lại thì bác sĩ cho nghỉ phép bệnh ốm thêm 7 ngày đều có đóng dấu thì em có được hưởng lương và được hoàn trả tiền viện phí thuốc men và được hưởng bao nhiêu phần trăm ạ? Mong các anh chị cho em biết thêm thông tin ạ!
- Điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Giấy xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày
- Nghỉ ốm đau có được tính là thời gian tham gia BHYT?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Với câu hỏi Bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần có được hưởng BHXH? của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Bạn bị tai nạn giao thông vào ngày nghỉ nên sẽ không được xác định là tai nạn lao động. Trường hợp của bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
” Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”
Thời gian hưởng chế độ ốm đau được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”
Theo quy định trên, bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau cho những ngày được bác sĩ cho giấy nghỉ bệnh (14 ngày) trừ ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Với mức hưởng được tính theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, mỗi ngày được hưởng bằng 75% tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 24 ngày.
Còn về tỷ lệ viện phí bạn được hưởng, bạn không nói cụ thể bạn đi trái tuyến hay đúng tuyến nên để tìm hiểu cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết:
Khám chữa bệnh trái tuyến tuyến huyện sau ngày 1/1/2016
Khám, chữa bệnh trái tuyến Tỉnh được hưởng quyền lợi gì?
Khám, chữa bệnh trái tuyến Trung ương
Bên cạnh đó, khi đi viện bạn xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh (thường là chứng minh thư) thì bạn đã được cơ sở y tế thanh toán viện phí nên không thể được hoàn trả lại tiền thuốc men.
Bạn chỉ có được thanh toán lại viện phí khi không mang thẻ bảo hiểm y tế hoặc mang thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh mà không xuất trình được giấy tờ tùy thân có ảnh. Nếu thuộc trường hợp này thì theo Điều 14 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, bạn cần thanh toán lại viện phí với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm. Và để tìm hiểu cụ thể hơn về thủ tục này, bạn có thể tham khảo bài viết: Thủ tục thanh toán lại bảo hiểm y tế
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần có được hưởng BHXH?vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp có tính ngày nghỉ lễ, tết?
- Đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đang hưởng lương hưu
- KCB trái tuyến ở trạm y tế xã thì có được hưởng BHYT không?
- Xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản khi làm việc ở 02 công ty
- Nộp hồ sơ muộn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?