Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần?
Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần? Kính chào Quý Cơ quan: tôi có một trường hợp như sau. Tôi là lao động nữ, tham gia bảo hiểm từ tháng 02/2014 đến tháng 1/2017 . Mức đóng bảo hiểm của tôi là 5.000.000đ/tháng. Nếu bây giờ tôi muốn lấy bảo hiểm xã hội một lần thì cách tính như thế nào và cách tính tiền trượt giá như thế nào? Xin cảm ơn
- Hưởng BHXH một lần có được tính thêm tiền trượt giá không?
- Quy định về hệ số trượt giá khi tính mức hưởng lương hưu năm 2019
- Tiền trượt giá khi nhận tiền 1 lần được hiểu cụ thể như thế nào?
- Như thế nào là tiền trượt giá khi hưởng BHXH một lần theo quy định pháp luật?
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH,TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đất: Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 8: Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, tính từ thời điểm bạn nghỉ việc tháng 1/2017 đến nay đã quá thời hạn 1 năm, nếu trong thời gian này bạn không tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở bất cứ đâu nữa thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Về mức hưởng trợ cấp một lần, căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, bạn tham gia từ tháng 2/2014 đến tháng 1/2017 tổng thời gian là 3 năm nên bạn được hưởng 8 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về cách tính tiền trượt giá, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Như vậy, để tính ra mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn cần tính trung bình cộng tiền lương tất cả các tháng đóng bảo hiểm từ tháng 2/2014 đến tháng 1/2017.
Lưu ý: tiền lương các tháng trước khi tính bình quân cần phải được điều chỉnh theo hệ số trượt giá theo công thức sau:
Tiền lương tháng sau khi điều chỉnh = Tiền lương tháng trước khi điều chỉnh x Hệ số trượt giá
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số trượt giá qua các năm như sau:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
4,85 |
4,12 |
3,89 |
3,77 |
3,50 |
3,35 |
3,41 |
3,42 |
3,29 |
3,19 |
2,96 |
2,73 |
2,54 |
2,35 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|
Mức điều chỉnh |
1,91 |
1,79 |
1,64 |
1,38 |
1,26 |
1,18 |
1,14 |
1,13 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Như vậy, tiền lương tháng của bạn sau khi đã điều chỉnh thêm hệ số trượt giá của các năm là:
Năm 2014: 5.000.000 x 1,14= 5.350.000 đồng
Năm 2015: 5.000.000 x 1,13= 5.300.000 đồng
Năm 2016: 5.000.000 x 1,10= 5.200.000 đồng
Năm 2017: 5.000.000 x 1,06= 5.000.000 đồng
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn được tính như sau:
( 5.350.000 x 11 + 5.300.000 x 12 + 5.200.000 x 12 + 5.000.000 x 1) / 36 = 5.276.000 đồng/tháng
Như vậy, số tiền bảo hiểm xã hội một lần bạn nhận được là: 6 tháng x 5.276.000= 31.661.000 đồng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách tính trợ cấp trượt giá khi tính trợ cấp BHXH 1 lần như thế nào?
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
Bảng hệ số trượt giá cho người đóng BHXH bắt buộc và người đóng tự nguyện
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hỗ trợ học nghề sau khi NLĐ hưởng xong trợ cấp thất nghiệp
- Từ chối nhận việc làm thì có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Có được hoàn trả tiền đóng BHYT tại doanh nghiệp không?
- Quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội năm 2021
- Có được hưởng chế độ sảy thai trong thời gian đi làm sớm không?