Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1% xuống còn 0,5%
Xin chào anh chị tư vấn, tôi muốn tư vấn về giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi được biết hiện nay mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đóng với mức thấp hơn. Quy định này có đúng không? Quy định được áp dụng từ khi nào? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay?
- Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- Doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 37/2016/NĐ-CP về mức đóng:
“Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động.
Trong trường hợp thắc mắc của bạn về vấn đề quy định giảm đóng bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo quy định hiện hành, mức đóng của người lao động vẫn là 1%.
Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP về giảm mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
“Điều 3. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:
a) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
b) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.“
Kết luận:
Như vậy, đến ngày 01/06/2017 Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Khi đó người sử dụng lao động được giảm mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1% xuống 0,5%. Cụ thể:
+) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
+) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi về giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động 2017?
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Công ty không chốt sổ BHXH thì NLĐ phải làm như thế nào?
- Đóng BHXH bắt buộc rồi sau đó đóng BHXH tự nguyện thì lương hưu tính thế nào?
- Tăng trợ cấp một lần khi lao động nữ sinh con
- Gia hạn thẻ BHYT muộn có được giữ nguyên 5 năm liên tục?
- Hưởng bảo hiểm khi nghỉ ngang và không có quyết định thôi việc