Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm khi làm cả nhà nước và tư nhân
Tôi muốn tư vấn về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm. Tôi đã đóng bảo hiểm được 19 năm. Từ năm 1998 đến năm 2008, tôi đóng bảo hiểm ở cơ quan Nhà nước. Từ năm 2011 đến nay, tôi tham gia bảo hiểm tại công ty tư nhân. Nay tôi nghỉ việc và muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo tôi biết bảo hiểm xã hội một lần tính theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm. Vậy mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm tính như thế nào? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Đang nghỉ không lương thì có được hưởng BHXH một lần hay không?
- Nghỉ việc bao lâu thì đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Thời hạn giải quyết hưởng BHXH một lần cho người lao động năm 2019
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm khi làm cả nhà nước và tư nhân; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định +
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, công thức tính mức bình quân tiền lương như sau:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó:
+) Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định Nhà nước:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Căn cứ theo điểm b, Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 9. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp: bạn có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan Nhà nước từ năm 1998 đến 2008. Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tính là bình quân tiền lương tháng của 6 năm cuối trước khi nghỉ.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm theo quy định của người sử dụng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 9. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu; trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Như vậy, mức bình quân tiền lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng quy định là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm toàn bộ thời gian, cụ thể là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 9 năm.
Lưu ý: khi tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có thời gian đóng do người sử dụng lao động quyết định cần tính thêm mức trượt giá.
Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần?
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng BHXH chưa được 1 năm có được hưởng chế độ mai táng phí?
- Nơi khám chữa bệnh BHYT và việc đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện huyện
- Nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội?
- Chấm dứt HĐ thử việc ở công ty mới thì có được hưởng BHTN không
- Mức phạt khi công ty trễ hoặc không tham gia BHXH cho người lao động