Tự nghỉ việc trước năm 1995 có được cộng nối thời gian tham gia BHXH
Xin chào anh chị tư vấn. Tôi muốn tư vấn về cộng nối thời gian tham gia BHXH. Từ năm 1980 tôi là giáo viên. Năm 1990, tôi tự ý bỏ việc. Năm 2000, tôi làm việc ở công ty tư nhân và được đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng sổ bảo hiểm xã hội của tôi chỉ có thời gian gia bảo hiểm từ năm 2000. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 1980 đến năm 1990 có được cộng nối không? Thủ tục như thế nào? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Thời gian tham gia quân đội có được tính tham gia BHXH
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội do nghỉ ngang
- Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về tự nghỉ việc trước năm 1995 có được cộng nối thời gian tham gia BHXH; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về cộng nối thời gian tham gia BHXH
Căn cứ theo Khoản 6, Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 123. Quy định chuyển tiếp
6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần; trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ; công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân”.
Như vậy, người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 mà chưa hưởng trợ cấp thôi việc; trợ cấp một lần; trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHXH.
Trong trường hợp của bạn: bạn là giáo viên từ năm 1980. Bạn được coi là người lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên bạn lại tự ý nghỉ việc năm 1990.
Về cộng nối thời gian tham gia BHXH khi tự ý nghỉ việc trước năm 1995
Theo điểm c Khoản 12 Mục II Thông tư 13/NV:
“12. Thời gian nghỉ việc do yêu cầu của tổ chức, nghỉ việc vì mất sức lao động, thời gian đi an dưỡng, thời gian ở trại thương binh
c. Còn những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói chung (thời gian nghỉ việc không tính).”
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Công văn 2570/LĐTBXH-BHXH:
“2. Theo quy định tại Khoản 12 Mục II Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ thì người lao động có thời gian công tác trong khu vực nhà nước mà tự ý bỏ việc thì thời gian công tác trước đó không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy:
Người lao động nghỉ việc mà không có yêu cầu của cơ quan, tổ chức quản lý thì thời gian làm việc trước đó không được coi là thời gian tham gia BHXH.
Theo thông tin bạn cung cấp: bạn làm việc trong khu vực nhà nước từ năm 1980 đến năm 1990. Nhưng năm 1990 bạn tự ý bỏ việc. Do đó thời gian làm việc từ năm 1980 đến năm 1990 không được coi là thời gian tham gia BHXH.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn được tính từ năm 2000; còn thời gian làm việc từ năm 1980 đến 1990 không được cộng nối vào thời gian tham gia BHXH.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về cộng nối thời gian tham gia BHXH tại các bài viết:
Hồ sơ cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995
NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 có được hưởng lương hưu?
Nếu trong quá trình giải quyết còn có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hướng dẫn cách tính tiền BHXH một lần khi nộp hồ sơ trong năm 2023
- Dưỡng sức sau sẩy thai trùng ngày nghỉ hằng tuần có được nghỉ bù?
- Nhổ răng khôn tại nơi khám chữa bệnh ban đầu có được BHYT chi trả?
- Có được hưởng chế độ dưỡng sức khi đã nghỉ việc không?
- Quy định từ chối việc làm do bên trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu