Mức lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội
Công ty tôi có trụ sở chính ở Bắc Từ Liêm Hà Nội, tôi có ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty nhưng nơi làm việc của tôi ở chi nhánh của công ty tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Vậy, mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH là mức nào? Xin cảm ơn!
- Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
- Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng:
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.”.
Theo đó, chi nhánh của công ty bạn ở đâu thì đóng BHXH thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định với địa bàn đó. Do đó, bạn phải đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng ở vùng Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Thứ hai, về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng:
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định lương tối thiểu vùng mới nhất và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020:
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, thì mức lương tối thiểu vùng có những sự thay đổi cơ bản như sau:
Như vậy, bạn sẽ đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu vùng III – mức 3.430.000 đồng/tháng.
Thứ ba, về mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH của bạn:
Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin; do đó mức lương tối thiểu để đóng BHXH tùy theo công việc bạn làm sẽ có sự thay đổi như sau:
Căn cứ điểm 2.6 Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.“
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
– Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó
– Mức lương tối thiểu đóng BHXH tại vùng III:
+ Nếu bạn làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì mức lương đóng BHXH phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng,
+ Nếu bạn làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% -; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
+ Các công việc còn lại bằng mức lương tối thiểu vùng III.
+ Mức lương tối đa đóng BHXH cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở, tương đương 29.800.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về BHXH như sau:
Đóng BHXH cho người lao động nhận lương theo sản phẩm?
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2017
Trên đây là tư vấn về mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH. Nếu còn vấn đề thắc mắc về mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.