Mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan quân đội
Tôi là sỹ quan. Vợ tôi được cấp thẻ thân nhân sỹ quan. Vợ tôi đi khám không phải mất chi phí nào cả. Tuy nhiên vừa rồi có đi khám chữa bệnh ở bệnh viện huyện nơi khám ban đầu; bệnh viện bắt thanh toán một phần viện phí chứ không được miễn toàn bộ. Trên thẻ vợ tôi có ghi đủ 5 năm liên tục từ đầu năm 2020 thì có được thêm quyền lợi gì không? Nếu sau này tôi không còn là sĩ quan quân đội nữa thì vợ tôi có được dung tiếp thẻ nữa không? Nếu vợ tôi đi làm công ty thì có phải đóng thêm bảo hiểm y tế ở công ty?
Với câu hỏi mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an”
Và căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
… g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan là 80% chi phí khám chữa bệnh trong Danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, trong trường hợp vợ bạn đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì chỉ được hưởng quyền lợi BHYT bằng 80% chi phí khám chữa bệnh; trừ trường hợp chi phí 1 lần khám chữa bệnh của mẹ bạn dưới 15% mức lương cơ sở tại thời điểm khám chữa bệnh.
Thứ hai, về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1… đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;”
Bạn cho biết vợ của bạn đã được ghi nhận là tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục từ đầu năm 2020. Theo quy định trên thì vợ của bạn có cơ hội được nâng mức quyền lợi bảo hiểm y tế lên 100% nếu đáp ứng thêm 02 điều kiện sau:
– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở;
– Đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Hoàn lại chi phí BHYT vượt quá 6 tháng lương cơ sở
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề sử dụng thẻ bảo hiểm khi bạn không còn là sỹ quan quân đội
Căn cứ Điều 1 và Điều 10 Thông tư 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC quy định:
“Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng:
c) Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ, (sau đây gọi chung là thân nhân quân nhân);
“Điều 10. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT của đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 20 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:
a) Thu hồi thẻ BHYT trong các trường hợp:
Khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 1 Thông tư này”.
Như vậy, khi bạn không còn là sỹ quan quân đội thì vợ của bạn cũng không còn được xác định là thân nhân sỹ quan. Theo quy định trên thì thẻ bảo hiểm y tế của vợ bạn sẽ bị thu hồi và không được hưởng quyền lợi nữa.
Thứ tư, về vấn đề tham gia bảo hiểm y tế khi vợ bạn đi làm việc tại công ty
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Dẫn chiếu quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 thì người lao động có thứ tự trước so với thân nhân quân nhân. Bởi vậy, khi vợ bạn đi làm việc tại công ty thì sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo công ty.
Trên đây là bài viết về vấn đề mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan quân đội.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết: Quyền lợi BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT
Nếu còn vướng mắc về mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Đổi thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan