Mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc phải làm sao?
Tôi muốn hỏi về mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc? Tôi hiện nghỉ làm việc ở công ty tháng 6 này nên thôi không đóng bảo hiểm theo công ty nữa. Công ty yêu cầu tôi phải nộp lại thẻ bảo hiểm y tế; nhưng hiện thẻ bảo hiểm y tế tôi làm mất rồi. Công ty nói tôi phải nộp 201.000 đồng/ tháng từ giờ đến cuối năm vì làm mất thẻ bảo hiểm y tế. Cho tôi hỏi công ty làm như vậy có đúng không? Vì theo tôi biết nếu mất thẻ thì có thể làm lại; mà tiền phí bảo hiểm y tế khoảng là 800.000 đồng/ năm thôi mà.
- Báo giảm lao động khi nhân viên cố tình không trả thẻ BHYT
- Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
- Người lao động có được tự đóng tiếp tiền BHYT khi nghỉ việc?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về nộp lại thẻ BHYT sau khi nghỉ việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị:
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong đơn vị.
đ) Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN”.
Như vậy theo quy định trên; công ty không có trách nhiệm thu lại thẻ BHYT của bạn sau khi bạn nghỉ việc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không có nghĩa vụ phải nộp lại thẻ BHYT cho công ty theo quy định hiện hành.
Thứ hai, về nộp tiền cho thời gian còn lại của thẻ BHYT khi nghỉ việc:
Căn cứ Điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”
Theo quy định trên; nếu công ty bạn thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc báo giảm lao động khi bạn nghỉ việc thì bạn không phải nộp thêm tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của thẻ bảo hiểm y tế.
Cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ truy thu tiền bảo hiểm y tế trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động báo giảm chậm, và chỉ truy thu đến tháng báo giảm kể cả trong trường hợp người lao động không trả thẻ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, nếu báo giảm chậm thì công ty bạn sẽ phải đóng số tiền BHYT của tháng báo giảm chậm.
Vì vậy; công ty yêu cầu bạn nộp 201.000 đồng/tháng cho thời gian còn lại khi làm mất thẻ BHYT là không đúng quy định pháp luật.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi nghỉ việc; người lao động không có nghĩa vụ nộp lại thẻ BHYT cho công ty và không phải nộp tiền cho thời gian còn lại của thẻ BHYT.
Trường hợp báo giảm chậm thì người sử dụng lao động phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm.
Trên đây là bài viết về vấn đề mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc phải làm sao? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Quy định về việc truy thu bảo hiểm y tế khi báo giảm muộn
Thủ tục và hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về mất thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Giải quyết chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con
- Người trên 60 tuổi có thuộc trường hợp được hưởng BHTN không?
- Đóng BH 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng trước chấm dứt HĐLĐ hiểu thế nào?
- Giải quyết chế độ BHXH khi vợ và chồng cùng nghỉ chăm con ốm
- Công ty phải có trách nhiệm gì với người lao động bị tai nạn lao động?