Xử phạt hành vi tẩy xóa sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế
Xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế? Tôi bị viêm dạ dày phải đi điều trị tại bệnh viện vào ngày 18/9/2020. Tuy nhiên thẻ BHYT của tôi lại hết hạn vào 30/9/2020 nên tôi đã tẩy xóa và sửa lại thành 31/10/2020. Nhưng bệnh viện đã phát hiện ra tôi đã tự ý sửa chữa thẻ và nói rằng trường hợp của tôi sẽ bị xử phạt. Tôi đang rất lo lắng không biết mình sẽ bị xử phạt thế nào? Mong công ty tư vấn giúp tôi.
- Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thông tin ghi trên thẻ bị mờ
- Những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không còn giá trị sử dụng
- Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trong quá trình sử dụng thì phải làm như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về xử phạt khi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, do bạn tự ý tẩy xóa, sửa chữa hạn sử dụng trên thẻ BHYT từ 30/09 đến 30/10 để đủ điều kiện đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nên bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên do bạn không nói rõ trong trường hợp này bệnh viện phát hiện ra khi bạn mới chỉ nộp thẻ BHYT hay sau khi bạn đã dùng thẻ để thanh toán được tiền viện phí nên hành vi của bạn sẽ bị xử phạt như sau:
– Trường hợp hành vi của bạn chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
– Trường hợp hành vi của bạn đã làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
+ Buộc hoàn trả lại số tiền đã được BHYT chi trả;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
Bên cạnh đó, theo quy định mới của Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 thì đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh sẽ không còn bị xử phạt.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Xử phạt vi phạm hành chính trong khi mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB
Xử phạt khi công ty nợ tiền bảo hiểm y tế của người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về xử phạt khi sửa chữa thẻ BHYT; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thay đổi mã quyền lợi từ người hưởng chế độ hưu trí sang người có công
- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hướng dẫn cách điền mẫu đơn 14-HSB đề nghị hưởng BHXH một lần
- Hưởng quyền lợi thế nào nếu thẻ BHYT hết hạn trong thời gian điều trị?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là bao lâu?