Bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm
Bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm? Tôi làm việc tại một xưởng sản xuất. Doanh nghiệp tôi không ăn lương cố định mà nhận lương khoán theo sản phẩm. Vậy trường hợp công nhân như chúng tôi đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi Bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng“.
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Với trường hợp của bạn là công nhân tại xưởng sản xuất, khi bạn đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp từ đủ 03 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ hai, về mức lương để đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1.Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2.Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động…”
Như vậy, việc doanh nghiệp của bạn không chi trả lương cố định mà trả lương khoán theo sản phẩm, đây là hình thức trả lương mà doanh nghiệp có quyền quyết định theo quy định của pháp luật lao động. Hình thức trả lương không phải là điều kiện khi đóng bảo hiểm xã hội. Mức tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội của bạn sẽ là mức lương và phụ cấp lương được thỏa thuận giữa bạn và doanh nghiệp.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về mức đóng bảo hiểm xã hội với người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm
Căn cứ theo khoản 1, 5 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần”.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.“
Như vậy, trường hợp của bạn mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng sẽ bằng 8% mức tiền lương tháng. Và mức lương này được xác định bằng thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán, tức là đơn vị bạn phải xây dựng định mức lao động để xác định lương đóng bảo hiểm cho những người này.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán theo sản phẩm , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục để rút tiền bảo hiểm xã hội năm 2021 như thế nào?
- Chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 12 tháng
- Giấy nghỉ hưởng bảo hiểm bị mất hoặc sai thông tin có làm lại được không?
- Thân nhân của công an được cấp thẻ BHYT miễn phí đến khi nào?
- Địa điểm nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Hà Nội năm 2023