Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế? Tôi bị xuất huyết dạ dày phải nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Sau đó bệnh viện chuyển tôi lên khoa khác tiếp tục điều trị, theo dõi do tôi bị thiếu máu mãn tính. Tuy nhiên bệnh viện thông báo chỉ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế 100% mức hưởng cho tôi lúc cấp cứu, còn sau khi chuyển qua khoa khác sẽ bị tính là trái tuyến. Như vậy có đúng không?
- Chi trả BHYT trong trường hợp cấp cứu như thế nào?
- Cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi cấp cứu?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn về điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện”.
Căn cứ khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có quy định rõ:
“a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy theo quy định trên, việc bệnh viện chuyển bạn lên khoa khác tiếp tục điều trị sau cấp cứu vẫn sẽ được coi như là trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến quy định. Do đó, bệnh viện trả lời bạn không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này, bạn có thể gặp giám định viên bảo hiểm y tế hoặc Giám đốc bệnh viện để được đảm bảo quyền lợi cho mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi cấp cứu trái tuyến là bao nhiêu?
Hy vọng rằng với sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề cho bạn. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC TẠM DỪNG ĐÓNG BHXH THEO CÔNG VĂN 882 (HÀ NỘI)
- Hướng dẫn chi tiết cách xác định 12 tháng trước sinh hưởng thai sản
- Không làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được bảo lưu?
- Sảy thai ở tuần thứ 7 thì được nghỉ bao nhiêu ngày theo quy định?
- Có thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại thì tính hưu như thế nào theo luật 2014?