Quy định về trường hợp thẻ BHYT hết hạn trong quá trình điều trị
Cho em hỏi về trường hợp thẻ BHYT hết hạn trong quá trình điều trị. Em là sinh viên. Ngày 27/7 em nhập viện điều trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai; khi đó bảo hiểm em vẫn còn thời hạn là đến 31/7/2020. Bác sỹ yêu cầu em điều trị trong 2 tuần; vậy khi ra viện là ngày 10/8/2020 bảo hiểm hết hạn thì em có được tính không? Mức hưởng của em là bao nhiêu. Cảm ơn!
- Quyền lợi khi đang điều trị mà thẻ BHYT sắp hết hạn?
- Thẻ BHYT hết hạn trong thời gian điều trị ngoại trú được BHYT thanh toán không?
- Đang nằm viện mà hết hạn thẻ bảo hiểm y tế phải làm thế nào?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn về trường hợp thẻ BHYT hết hạn trong quá trình điều trị; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
9. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là sinh viên. Ngày 27/7 bạn nhập viện điều trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai; khi đó bảo hiểm bạn vẫn còn thời hạn là đến 31/7/2020. Bác sỹ yêu cầu bạn điều trị trong 2 tuần. Khi ra viện là ngày 10/8/2020 thì bạn vẫn được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
” 1.Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bạn điều trị ở bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương, khi đó bạn sẽ được hưởng 32% chi phí khám chữa bệnh trái tuyến khi điều trị nội trú. Trường hợp bạn đi đúng tuyến bạn sẽ được hưởng tối đa mức quyền lợi là 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả của BHYT.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Gia hạn thẻ BHYT trước khi thẻ cũ hết hạn có được không?
Gia hạn thẻ BHYT thời điểm nào để tính liên tục không bị gián đoạn?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về trường hợp thẻ BHYT hết hạn trong quá trình điều trị; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.