Hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội
Hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội. Gia đình tôi gồm ba tôi (sinh năm 1959), tôi, em trai ruột, ông nội và mẹ kế. Ba tôi vẫn đang tham gia bảo hiểm xã hội và chưa nghỉ hưu (đóng bảo hiểm được 11 năm). Tháng 06/2016, ba tôi bệnh nặng qua đời. Trước đó tháng 05/2016, ba tôi có lập di chúc, trong di chúc ba tôi để toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội lại cho mẹ kế mà anh em tôi và ông nội tôi không có phần. Như vậy số tiền BHXH một lần đó, ba tôi có quyền quyết định như vậy không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi!
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi tham gia BHXH dưới 1 năm
- Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần
- Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Thứ nhất về đối tượng được hưởng trợ cấp tuất
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, người lao động chết thì mà không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng theo Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần. Và theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Vậy thân nhân của bố bạn bao gồm các đối tượng sau:
– người vợ kế của bố bạn;
– con của bố bạn: bạn và em trai;
– bố mẹ vợ của bố bạn và ông nội của bạn;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai về hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội
Như phân tích ở trên, trợ cấp tuất là một chế độ bảo hiểm xã hội do pháp luật quy định và phải tuân thủ theo các quy định pháp luật đang có hiệu lực về vấn đề này. Bên cạnh đó tiền BHXH không phải là di sản thừa kế nên bố bạn không có quyền để lại thừa kế. Do đó việc bố bạn để thừa kế tiền bảo hiểm là trái quy định pháp luật bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.”
Như vậy, do di chúc của bố bạn có phần về việc chia tiền bảo hiểm xã hội không đúng với quy định pháp luật nên phần di chúc này không có hiệu lực pháp luật.
Chính vì thế đối với tiền BHXH thì anh em bạn và ông nội vẫn được hưởng theo đúng quy định của pháp luật bảo hiểm mà không căn cứ theo di chúc của bố bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thủ tục tại bài viết:
Cách tính bình quân tiền lương tháng để hưởng trợ cấp một lần
Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.