Quy định về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tôi có thời gian từ tháng 8/1988 đến tháng 8/1991 làm bí thư Đoàn xã, có trong định biên được phê duyệt. Sau đó nghỉ công tác, từ tháng 12/1994 đến nay làm công chức xã. Vậy cho tôi hỏi thời gian làm bí thư Đoàn có được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm không? Tại sao?
- Cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội trong thời gian tham gia dân quân tự vệ
- Hồ sơ điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội ; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định:
“4. Cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy ban nhân dân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã đóng bảo hiểm xã hội theo mức sinh hoạt phí của chức danh này mà chưa hưởng trợ cấp một lần thì được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Theo đó, cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc UBND đã đóng bảo hiểm xã hội theo mức sinh hoạt phí mà chưa hưởng trợ cấp một lần thì được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn có thời gian từ tháng 8/1988 đến tháng 8/1991 làm bí thư Đoàn xã, có trong định biên được phê duyệt đủ điều kiện để được bảo lưu và cộng nối bảo hiểm xã hội trong thời gian làm bí thư Đoàn nếu chưa hưởng trợ cấp một lần.
Bên cạnh đó
Căn cứ Điểm 1.4 Phụ lục 1 Quyết định 505/QĐ- BHXH quy định:
“1.4. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với cán bộ có thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn, bao gồm cả chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, hồ sơ kèm theo bao gồm:
– Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân;
– Các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn (danh sách, Quyết định phân công, Quyết định hưởng sinh hoạt phí…);
Vậy để được bảo lưu quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Bạn vui lòng đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hồ sơ gồm: Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân; các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, thời gian bạn làm Bí thư Đoàn bạn tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu; cộng nối với thời gian tham gia bảo hiểm khi bạn làm công chức xã, nếu bạn chưa nhận một lần cho thời gian công tác đó. Bạn vui lòng nộp hồ sơ nêu trên đến Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện; để được cộng nối quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu theo quyết định 595
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được hưởng chế độ thai sản khi không có tờ rời đóng BHXH?
- Đang hưởng lương hưu mà đi làm có phải đóng bảo hiểm bắt buộc
- Thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu đến tỉnh khác năm 2023
- Đóng bảo hiểm ở công ty mới 1 tháng thì có được hưởng thất nghiệp?
- Chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản?