Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Em điều trị bệnh lao trong 6 tháng. Em nằm viện nửa tháng thì em xin ra viện. Và đến cơ sở y tế lấy thuốc uống hàng tháng. Từ đầu tháng 11 đến giờ em không có giấy nghỉ ốm vì quá ngày. Em ra xin bác sỹ bảo quá ngày rồi không viết được tháng 11 nữa. Công ty yêu cầu xin giấy nghỉ tháng 12. Em ra xin bác sỹ bảo không viết được; như vậy là sao ạ? Hôm nay là 30/11 ra xin tháng mới lại không viết cho.
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi vẫn đi làm và vẫn nhận tiền lương?
- Chế độ ốm đau khi không có giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Phụ lục I Thông tư 14/2014/TT-BYT thì bệnh lao thuộc trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Do đó, Theo khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, khi bạn mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; thì thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bạn là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ngoài ra, về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Khi đó, để được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; bạn phải đến cơ sở y tế có thẩm quyền cấp để xin. Ngoài ra, giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Vì vậy, trên mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, cơ quan có thẩm quyền phải ký và ghi rõ ngày ký giấy theo Mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Theo đó, bạn không thể xin cấp giấy chứng nhận truy hồi cho thời gian trước đó được mà chỉ có thể xin cấp từ thời điểm hiện tại trở đi phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Trong trường hợp của bạn, việc đến 30/11 bạn đến cơ sở y tế xin cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho tháng 11 là không đúng; vì giấy chứng nhận phải được cấp trước thời gian bạn nghỉ. Còn về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ ốm đau cho tháng 12; bác sỹ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn để cấp. Trường hợp bác sỹ không cấp giấy chứng nhận cho bạn; bạn vui lòng hỏi bác sỹ để được giải đáp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp.
Dùng thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo có được hưởng chế độ ốm đau
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hộ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chồng nghỉ chăm vợ khi sinh con có được nghỉ ngắt quãng không?
- Thời hạn BHXH giải quyết chế độ thai sản khi sinh con mới nhất
- Mức hưởng và hồ sơ cho thời gian đóng bảo hiểm dưới 1 năm
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi ra nước ngoài định cư
- Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?