Đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu
Xin chào các anh chị. Cho tôi hỏi trường hợp bà A sinh ngày 6/8/1962 có thời gian đóng BHXH là 12 năm. Tháng 8/2020 bà A đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu để xin hưởng lương hưu từ tháng 1/2021 có được không? Xin cảm ơn.
- Đóng bảo hiểm tự nguyện một lần để nhận lương hưu
- Tham gia BHXH tự nguyện như thế nào?
- Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài. Với trường hợp đóng bảo hiểm tự nguyện để nhận lương hưu, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì:
“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định mứi nhất tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Mặt khác, theo quy định Khoản 2 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.”
Theo đó, bà A sinh năm 1962 thì năm nay bà A đã 59 tuổi, đủ điều kiện về tuổi về hưu. Tuy nhiên bà A mới chỉ có 12 năm đóng BHXH, còn thiếu 8 năm nữa để được hưởng lương hưu. Chính vì vậy, bà A được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu luôn.
Ngoài ra, căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định:
“2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.”
Như vậy, bà A đã đủ tuổi nên bà A có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho 8 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu luôn. Khi đó, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu. Do đó, bà A được về hưu khi nào phụ thuộc vào thời điểm đóng đủ bảo hiểm xã hội cho 8 năm còn thiếu.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
Thời hạn giải quyết chế độ hưu trí
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về đóng bảo hiểm tự nguyện một lần để nhận lương hưu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.