Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tại Việt Nam
Xin cho tôi hỏi về vấn đề bảo hiểm y tế cho người nước ngoài. Vợ tôi là người Nhật. Theo tôi được biết, hiện nay, người nước ngoài đã được mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn mua bảo hiểm y tế cho vợ tôi thì phải làm thế nào?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình khi thuê trọ
- Mức hưởng BHYT của người nước ngoài sang Việt Nam học tập
- Có phải mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
“2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế“.
Theo quy định trên Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 áp dụng chung đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
……
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định trên thì nếu vợ bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo khoản 1, 2, 3, và 4 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nếu có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú tại Việt Nam. Nơi mua sẽ là Ủy ban nhân dân xã/phường nơi vợ bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện được quy định như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh?
- Chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm được 04 tháng
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị nhận sổ BHXH của NLĐ
- Khi nào được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau?
- Đã nghỉ việc ở công ty thì có được hưởng chế độ khám thai không?