Thân nhân liệt sỹ xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác
Thân nhân liệt sỹ xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác? Mẹ tôi được cấp thẻ BHYT theo đối tượng là thân nhân liệt sỹ. Nhưng hiện tại mẹ tôi sống ở TP Hồ Chí Minh và có sổ tạm trú. Vậy làm thế nào để mẹ tôi đi khám chữa bệnh đúng tuyến? Tôi xin cấp thẻ BHYT trong TP Hồ Chí Minh cho mẹ được không?
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không?
- Xã/ phường không thay đổi nơi KCB ban đầu thì đến đâu thay đổi?
- Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bác về xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật này thì người tham gia BHYT có quyền đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu và thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của bản thân.
Như vậy, do mẹ bạn tạm trú ở TP Hồ Chí Minh nhưng lại được cấp thẻ BHYT ở nơi thường trú do đó, căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…/THE thì mẹ bạn có thể quay về cơ quan BHXH quận/huyện nơi được cấp thẻ để xin thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu từ quê vào bệnh viện TP Hồ Chí Minh. Vào 10 ngày đầu mỗi quý thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi nơi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT.
Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này”
Như vậy, UBND xã nơi mẹ bạn có sổ hộ khẩu thường trú sẽ lập danh sách những đối tượng được cấp thẻ BHYT gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội cấp quận/huyện phê duyệt và lập danh sách đối tượng chính sách được cấp thẻ gửi lên cơ quan BHXH. Vì vậy, bạn không thể xin cấp thẻ BHYT cho mẹ của mình tại TP Hồ Chí Minh được vì nơi đó không có thẩm quyền và cũng không đủ căn cứ để xét duyệt.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp mẹ bạn xác định cư trú lâu dài tại TP Hồ Chí Minh và không trở về quê sinh sống nữa thì có thể liên hệ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trước đây để nộp hồ sơ di chuyển, gồm: Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng, bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới hoặc bản sao sổ tạm trú dài hạn tại nơi cư trú mới.
Cơ quan này sẽ kiểm tra hồ sơ và viết giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ kèm theo toàn bộ hồ sơ (bản gốc) của người có công với cách mạng, niêm phong và giao cho thân nhân liệt sỹ.
Sau khi nhận hồ sơ, trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày ký giấy giới thiệu di chuyển), bác phải nộp hồ sơ tại Sở Lao động thương binh và xã hội nơi đến. Lúc đó, Sở LĐ,TB&XH TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Trê đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thân nhân liệt sỹ xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại nơi tạm trú, công tác?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc về thân nhân liệt sỹ xin cấp thẻ BHYT ở tỉnh khác; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.