Mẹ sinh con bị thiếu tháng thì bố có được giải quyết chế độ ốm đau
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi muốn hỏi về vấn đề mẹ sinh con thiếu tháng thì bố có được giải quyết chế độ thai sản. Vợ chồng tôi là công nhân làm chung công ty. Vợ tôi vừa sinh con bị thiếu tháng và cháu bị mắc quai bị. Khi mà vợ tôi khỏe đã xuất viện trước còn con thì vẫn ở lại bệnh viện. Vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ nuôi con không? Xin cảm ơn!
- Con ốm phải nhập viện được nghỉ bao nhiêu ngày?
- Không nghỉ chăm con ốm có được hưởng tiền trợ cấp ốm đau?
- Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm khi nghỉ việc chăm con ốm
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mẹ sinh con bị thiếu tháng thì bố có được giải quyết chế độ ốm đau, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau quy định như sau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.
Như vậy, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội có con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.“.
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn vừa sinh con bị thiếu tháng và cháu bị mắc quai bị phải ở lại viện sau khi sinh. Do đó, theo quy định trên trường hợp này bạn được nghỉ để chăm con ốm. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ ốm đau bạn cần nộp cho công ty giấy ra viện đối với thời gian cháu nằm viện.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì nếu con bạn phải điều trị thêm sau khi ra viện thì bác sĩ sẽ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện số ngày nghỉ thêm để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Trường hợp sau khi hết số ngày nghỉ ghi trên Giấy ra viện mà sức khỏe của cháu chưa ổn định thì bạn có thể đưa cháu đi khám lại và xin được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để được giải quyết thêm chế độ ốm đau.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về mức hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau của bạn được tính như sau:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày x số ngày được nghỉ chăm con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cha mẹ có được nghỉ cùng lúc để chăm con ốm không?
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đang làm thủ tục chuyển nơi hưởng TCTN có phải đi thông báo về việc làm không?
- Có được dùng Giấy khai sinh thay thẻ BHYT khi đi khám bệnh không
- Có phải trả sổ bảo hiểm cho người lao động tự quản lý không?
- Xác định thời gian tham gia BHXH 1 lần khi nghỉ thai sản
- Danh sách cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu quý I/2023 tại TP.HCM