Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật
Xin chào Tổng đài tư vấn. Tôi đang tìm hiểu về các chế độ thai sản. Có vài thắc mắc mong giải đáp giúp. Tôi chuẩn bị nghỉ chế độ thai sản (dự định làm chế độ giảm bắt đầu từ tháng 6/2020 vì ngày dự sinh của tôi là 30/5/2020). Mức lương cũ: 2.942.500 đồng. Mức lương mới tôi đóng từ tháng 01/2020 -> tháng 5/2020 : 3.317.000 đồng.
- Điều kiện để được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Lao động nam có được nghỉ việc để đưa vợ đi triêt sản không
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
1. Thời gian làm mẫu 01B-HSB để hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày“.
Theo quy định trên, sau thời gian nghỉ đủ chế độ thai sản khi sinh con thì trong vòng 30 ngày trở lại làm việc nếu sức khỏe của lao động nữ chưa phục hồi và có nhu cầu muốn nghỉ và được sự đồng ý của doanh nghiệp thì lao động nữ sẽ được giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh.
Như vậy, để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì bạn phải nghỉ đủ chế độ thai sản khi sinh con, sức khỏe chưa phục hồi trong thời hạn 30 ngày đầu quay lại làm việc.
2. Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội”.
Tổng đài tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ cho phép trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai sẽ được giải quyết đồng thời các chế độ này.
Do đó, khi bạn sinh con và đồng thời thực hiện biện pháp triệt sản thì bạn sẽ không được hưởng cả hai chế độ thai sản khi sinh con và khi thực hiện biện pháp triển sản mà chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Trên đây là bài viết về vấn đề Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Mức hưởng nghỉ dưỡng sức phục hồi sau khi sinh con theo quy định của luật mới
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Trên đây là quy định của pháp luật về: Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ việc do dịch bệnh Covid-19 có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Mức và thời điểm nhận trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bệnh dài ngày
- Đóng BHXH tự nguyện 5 năm 1 lần thì khi nào được nhận lương hưu?
- Chấm dứt HĐLĐ trước khi sinh con thì có được nhận chế độ thai sản?