Chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi nơi cư trú
Chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi nơi cư trú. Chào tổng đài tư vấn, tôi có thẻ bảo hiểm y tế với nơi khám chữa bệnh ban đầu là tại bệnh viện huyện Chương Mỹ, nay tôi chuyển khẩu vào Đà Nẵng để cư trú thì trong trường hợp này tôi phải làm thế nào để chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu vào một bệnh viện ở Đà Nẵng, và tôi lên bảo hiểm xã hội vào ngày nào thì cũng được giải quyết đúng không ạ?
- Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
- Hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi nơi cư trú, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610……/THE thì hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm các giấy tờ sau:
1.Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).
2.Thẻ BHYT cũ còn giá trị
Nơi nộp hồ sơ: Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm nơi bạn tham gia BHYT.
Về thời điểm đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 20. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:
b) Trong 10 ngày đầu của tháng đầu kỳ ký hợp đồng, cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh danh sách những người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này vào đầu mỗi quý bằng bản điện tử hoặc văn bản có ký tên đóng dấu;”
Theo quy định trên, việc thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu thực hiện vào 10 ngày đầu của quý, tức là 10 ngày đầu của các tháng 4, tháng 7 và tháng 10 hàng năm.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi nơi làm việc thì bạn cần chuẩn bị tờ khai TK1-TS được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng và chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (bản chính) để nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn được cấp thẻ trong thời gian tháng đầu mỗi quý.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi nơi cư trú, ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu
Quyền lợi BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ
Mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp có tháng lẻ
- Ai là người có quyền được hưởng trợ cấp tuất một lần?
- Đóng BHXH đủ 7 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Làm việc trước thời hạn nghỉ thai sản thì được hưởng chế độ dưỡng sức?
- Không có quyết định thôi việc có lấy BHXH một lần được không?