Quy định về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến
Cho tôi hỏi, tôi được cấp giấy chuyển tuyến từ ngày 11/7/2020 thì thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến được tính đến khi nào trong trường hợp tôi điều trị bệnh thông thường? Nếu lên bệnh viện tuyến trên phát hiện ra bệnh khác ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến thì tôi có được hưởng BHYT không?
- Giấy chuyển tuyến có thể dùng trong thời hạn bao lâu?
- Thời hạn giấy chuyển tuyến được quy định như thế nào?
- Có cần xuất trình giấy chuyển tuyến khi đi khám lại theo giấy hẹn?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi có giấy chuyển tuyến của bệnh viện
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì giá trị giấy chuyển tuyến được quy định như sau:
“c. Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó“.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
đ) Khoản 6 Điều 11, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”.
Như vậy
Theo quy định thì từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 quy định về thời hạn của giấy chuyển tuyến đối với bệnh thông thường trước đây là 10 ngày làm việc sẽ không còn hiệu lực, hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên sẽ tùy thuộc ở phía bệnh viện. Do đó nếu bạn được cấp giấy chuyển tuyến từ ngày 11/7/2020 thì thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến được xác định theo chỉ định của bác sĩ được ghi cụ thể trên giấy chuyển tuyến.
Thứ hai, về việc đi khám chữa bệnh theo giấy chuyển tuyến
Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BHYT quy định:
“5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.”
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định trên, khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế người bệnh được chuyển tuyến mà đến khám có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến thì vẫn được hưởng bảo hiểm y tế với mức đúng tuyến.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có giấy hẹn khám lại rồi có phải xin giấy chuyển tuyến không?
Quy định về giấy chuyển tuyến khi khám,chữa bệnh trái tuyến
Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về BHYT
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Chi phí khám chữa bệnh khi tham gia BHYT 5 năm liên tục
- Hồ sơ để rút tiền BHXH một lần khi ra nước ngoài định cư
- Sau khi nộp hồ sơ bao lâu thì được nhận trợ cấp dưỡng sức sau thai sản
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện cho thời gian đóng trùng
- Đang nghỉ Không lương có được nhận trợ cấp tiền thuê nhà không?