Hiểu thế nào về tiền trượt giá khi nhận BHXH 1 lần?
Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 7 năm, nay tôi nghỉ việc đã hơn 1 năm và không có nhu cầu tham gia tiếp thì tôi có thể được nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần không? Và tiền trượt giá là như thế nào ạ?
- Cách tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần?
- Nên nhận BHXH một lần hay đóng tiếp để hưởng chế độ hưu trí
- Quy định của pháp luật về tiền trượt giá năm 2018
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH,TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn.Với trường hợp của bạn về vấn đề tiền trượt giá khi nhận bảo hiểm xã hội một lần chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 8: Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, tính từ thời điểm bạn nghỉ việc đến nay đã quá thời hạn 1 năm, nếu trong thời gian này, bạn không tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở bất cứ đâu nữa thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Thứ hai, về vấn đề tiền trượt giá
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, để tính ra mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn cần tính trung bình cộng tiền lương tất cả các tháng đóng bảo hiểm.
Lưu ý: tiền lương các tháng trước khi tính bình quân cần phải được điều chỉnh theo hệ số trượt giá theo công thức sau:
Tiền lương tháng sau khi điều chỉnh = Tiền lương tháng trước khi điều chỉnh x Hệ số trượt giá.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH hệ số trượt giá để tính tiền lương tháng đóng BHXH thì hệ số trượt giá.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề tiền trượt giá của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tính ngày nghi hưởng BHXH khi nạo hút thai có trừ thứ 7, chủ nhật?
- Chết do tai nạn giao thông có được hưởng chế độ tử tuất?
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi có sổ khám bệnh hay không?
- Cơ quan bảo hiểm chi trả tiền TCTN 1 lần hay theo tháng?
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?