Muốn lấy BHXH một lần nhưng em gái mượn sổ thì giải quyết thế nào?
Tổng đài cho tôi hỏi: Tôi cho em gái mượn thông tin cá nhân để đóng bảo hiểm tại Sài Gòn, đồng thời tôi đang tham gia bảo hiểm, bây giờ tôi đã nghỉ việc và muốn lấy BHXH một lần nhưng tôi cho em gái mượn sổ vậy thì tôi phải làm thế nào để rút được BHXH một lần. Xin cảm ơn!
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần
- Nghỉ việc sau bao lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về vấn đề Muốn lấy BHXH một lần nhưng em gái mượn sổ thì giải quyết thế nào?; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Khoản 8 Mục 2 Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 của thành phố Hồ Chí Minh quy định:
“8. NLĐ đã dùng hồ sơ của người khác để tham gia BHXH và hưởng các chế độ trợ cấp BHXH, nếu còn quá trình chưa hưởng thì sau khi đơn vị (hoặc NLĐ) nộp hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định, cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh hồ sơ về nhân thân đúng và thông báo cho các nơi đã giải quyết chế độ cập nhật nhân thân đúng thông qua Bộ phận chế độ BHXH.”
Mặt khác, căn cứ khoản 7.1 Điều 7 Công văn 3663/BHXH-THU về trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn hồ sơ tham gia BHXH:
“7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO)”
Theo quy định trên, khi người lao động mượn hồ sơ của người khác để tham gia bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu điều chỉnh hồ sơ đúng quy định thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh hồ sơ về nhân thân đúng và thông báo cho các nơi đã giải quyết chế độ cập nhật thân nhân đúng thông qua Bộ phận chế độ BHXH.
Do đó, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, em gái bạn đang mượn sổ bảo hiểm của bạn và đồng thời cũng đã đóng bảo hiểm, trường hợp này bạn đã vi phạm về vấn đề đóng bảo hiểm vì vậy Thanh tra sở Lao động Thương Binh và xã hội sẽ xử phạt bạn, sau khi có quyết định xử phạt bạn cần làm thủ tục nộp phạt và sau đó bạn cần phải làm thủ tục điều chỉnh nhân thân theo Phiếu giao nhận hồ sơ 628/……/SO để được nhận bảo hiểm xã hội một lần, Cụ thể:
+) Hồ sơ điều chỉnh:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
– Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH);
– Tờ khai tham gia BHXH cũ để thu hồi (nếu có);
– Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH;
– Các trang tờ rời sổ BHXH.
+) Nơi nộp hồ sơ: Người đang làm việc nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang tham gia BHXH.
+) Thời hạn giải quyết: 10 ngày.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Vậy với trường hợp của bạn, bạn cần làm những thủ tục như trên để thay đổi nhân thân trên sổ bảo hiểm xã hội để được hưởng BHXH một lần.
Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn cho bạn về vấn đề: Muốn lấy BHXH một lần nhưng em gái mượn sổ thì giải quyết thế nào.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Muốn lấy BHXH một lần nhưng em gái mượn sổ thì giải quyết thế nào? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giải quyết TCTN khi có việc làm như thế nào theo quy định hiện hành?
- Chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào khi vợ sinh con?
- Tham gia BHXH tự nguyện có bao gồm BHYT và BHTN
- Quyền lợi khi giáo viên vùng cao nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP
- Đủ thời gian đóng BHXH để hưởng thai sản được quy định như thế nào?