Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Tôi muốn làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp vì bây giờ tôi về quê không muốn nhận trên thành phố nữa thì cần đáp ứng điều kiện gì? Và hồ sơ chuyển bao gồm những giấy tờ gì?
- Nhận trợ cấp thất nghiệp khi đến khai báo trễ hẹn
- Mẫu đơn đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp
- Điều kiện, thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Như vậy, khi bạn đã hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, về hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Như vậy, hồ sơ để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời gian tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Chế độ BHXH cho lao động nữ bị sẩy thai 8 tuần năm 2023
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi
- Được cấp sổ BHXH khác khi làm việc tại công ty mới không?
- Hoãn đóng bảo hiểm 1 tháng do dịch bệnh có được hưởng chế độ thai sản
- Chế độ khi đi khám thai của lao động nữ hiện nay như thế nào?