Hồ sơ và địa điểm giám định mức suy giảm khả năng năng lao động
Tôi vừa rồi có bị tai nạn lao động đã qua quá trình điều trị tại bệnh viện nay tôi muốn đi giám định thì hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? Và tôi sẽ đi giám định ở đâu? Thông thường sẽ giám định ở Hội đồng giám định nơi công ty đặt trụ sở hay có thể về nơi tôi cư trú?
- Chi trả chi phí giám định sau tai nạn lao động
- Hồ sơ và chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Tiền lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, hồ sơ giám định mức suy giảm khả năng lao động
Căn cứ tại khoản 3 điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, hồ sơ giám định mức suy giảm khả năng lao động gồm:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Thứ hai, địa điểm nộp hồ sơ và giám định mức suy giảm khả năng lao động
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 52/2016/TT-BYT thì:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn”.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ đến Hội đồng giám định y khoa nơi người lao động đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống. Và bạn sẽ được giám định mức suy giảm khả năng lao động ở Hội đồng y khoa cấp tỉnh nơi công ty bạn có trụ sở hoặc nơi bạn cư trú.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề của bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Đối tượng nào chi trả chi phí giám định tai nạn lao động?
Chi trả chi phí giám định sau tai nạn lao động
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Bị sai số chứng minh trên sổ BHXH có lấy được một lần?
- Yêu cầu giấy chứng nhận nghỉ ốm khi làm thủ tục thất nghiệp có đúng không?
- Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã hết hạn nộp hồ sơ?
- Đóng 12 tháng bảo hiểm sẽ chỉ được hưởng 1 tháng trợ cấp thất nghiệp?
- BHTN chưa hưởng đã quá thời hạn thì còn được hưởng không?