Hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH
Kính gửi Văn phòng Luật! Hiện tại tôi đang làm thủ tục liên quan đến Chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu, đó là thực hiện việc cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ bảo hiểm xã hội. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định bên Bảo hiểm yêu cầu như: Quyết định ra quân; Lý lịch Đảng viên; Đơn xác nhận của phòng LĐTBXH quận Long Biên; Giấy xác nhận của Ban CHQS quận Long Biên và các giấy tờ liên quan đến thời gian quân ngũ. Tuy nhiên bên Bảo hiểm yêu cầu phải xin thêm cả Danh sách trích ngang đợt ra quân.
Tôi đã làm việc với các đơn vị liên quan nhưng không được cung cấp và không có Danh sách đó! Vậy nên tôi xin phép được hỏi các Luật sư để nhờ các Luật sư tư vấn và xác nhận giúp tôi theo quy định Luật hiện hành thì có quy định nào yêu cầu khi làm các thủ tục cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ bảo hiểm xã hội có bắt buộc phải có Danh sách trích ngang không ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Hồ sơ để cộng nối thời gian nhập ngũ vào bảo hiểm xã hội
- Quy định về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Thủ tục cộng nối thời gian tham gia quân đội vào bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. trường hợp của bạn về Hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH, chúng tôi xin được tư vấn, giải đáp như sau:
Căn cứ Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995:
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01)”.
Dẫn chiếu tới quy định tại Khoản 1.6 Mục 1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“1. Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH
1.6. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
– Quyết định: phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc;
– Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 2/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/10 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ xã (nếu có).
– Giấy xác nhận chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994″.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Đối chiếu quy định nêu trên thì hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH không bao gồm “Danh sách trích ngang đợt ra quân“.
Kết luận:
Tóm lại, hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH không bao gồm “Danh sách trích ngang đợt ra quân“.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thêm các bài viết:
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có được cộng nối không?
Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết
Mọi vấn đề còn vướng mắc về Hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tất cả các khoản tiền thai sản 2023 được nhận khi sinh con
- Tai nạn trên đường đi công tác có được hưởng chế độ tai nạn lao động
- Chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn trên đường làm công việc được giao
- Sai ngày sinh trên giấy nghỉ hưởng BHXH thì có phải cấp lại không?
- Chấm dứt HĐLĐ trước sinh thời gian đóng bảo hiểm tính thế nào