Doanh nghiệp giải thể thì ai giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ
NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm từ ngày 10/08/2020, được đưa đi cấp cứu và ra viện từ ngày 07/09/2020. Sau khi ra viện NLĐ còn thực hiện điều trị nội trú và ngoại trú đến tháng 12/2020. NSDLĐ đã giới thiệu NLĐ đến Trung tâm giám định y khoa để làm thủ tục giám định mức độ suy giảm khả năng lao động vào tháng 01/2021.
Tuy nhiên, bên Trung tâm giám định y khoa trả lời: do NLĐ bị tai nạn có chấn thương sọ não thì thời gian bắt đầu làm thủ tục giám định là từ 6 tháng kể từ ngày ra viện (dự kiến 07/03/2021 mới có thể bắt đầu đi giám định được). Hiện NLĐ vẫn chưa đi làm. Trong thời gian chờ làm thủ tục giám định, Công ty nơi NLĐ làm giải thể. Vậy thủ tục giải quyết chế độ BHXH do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ do ai thực hiện và NLĐ có được giải quyết hưởng chế độ trợ cấp BHXH do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
- Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động được trả bao nhiêu % lương?
- Khi nghỉ việc ở công ty có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Tai nạn lao động nhiều lần thì hưởng trợ cấp tai nạn như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về Doanh nghiệp giải thể thì ai giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 9 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định”
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
Tiếp theo, căn cứ tại Khoản 2, Điều 201; Điểm a, Khoản 5, Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:
“Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Điều 202. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.”
Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy công ty có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trước khi giải thể và chỉ được giải thể khi hoàn thành trách nhiệm đó với người lao động.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Doanh nghiệp giải thể thì ai giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động và thời gian nộp
Thời điểm hưởng trợ cấp đối với chế độ tai nạn lao động
Mọi thắc mắc liên quan đến Doanh nghiệp giải thể thì ai giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
- Mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT?
- Người lao động chưa hưởng hết TCTN đã có việc làm có được bảo lưu không?
- Cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi bị sai năm sinh
- Sinh trái tuyến muốn hưởng BHYT cần giấy giới thiệu của công ty không?
- BHYT của thân nhân và sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?