Tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai hiện nay
Tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai hiện nay. Luật sư! Cho em hỏi về vấn đề tăng mức đóng BHXH trong thời gian mang thai: Làm sao để công ty chỉ cần tăng mức đóng cho 1 người lao động, làm như vậy thì công ty có bị ảnh hưởng gì không ạ? (để em hưởng mức thai sản tăng theo). Sau khi lãnh thai sản xong, thì có cách nào để công ty giảm mức đóng BHXH xuống mà vẫn không ảnh hưởng đến công ty không? Trong thời gian chờ mong câu trả lời của Luật sư, em xin chân thành cảm ơn!
- Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai
- Có thể yêu cầu công ty thay đổi mức lương để hưởng thai sản?
- Cách tính tiền lương một ngày để làm căn cứ hưởng chế độ thai sản
Tư vấn chế độ thai sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai hiện nay; chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, Theo đó, mức lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lương của người lao động được quy định phù hợp với thang, bảng lương mà người sử dụng lao động đã đăng ký với Phòng lao động – thương binh và xã hội.
Trường hợp bạn muốn thay đổi mức lương thì bạn phải thỏa thuận với công ty, việc công ty có tăng lương (tăng mức đóng bảo hiểm xã hội) cho bạn hay không phụ thuộc vào tính chất công việc công việc, điều kiện tăng lương, thang bảng lương của công ty mà bạn không thể tự ý yêu cầu công ty thay đổi mức lương cho mình được.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm thì:
“4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó, công ty sẽ không thể tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ để tăng mức hưởng thai sản mà không căn cứ theo thang, bảng lương hay kết quả công việc thì hành vi này được coi là gian lận bảo hiểm và bị nghiêm cấm.
Trường hợp mà công ty với bạn thỏa thuận được với nhau và tăng mức hưởng thai sản mà không căn cứ theo thang, bảng lương hay kết quả công việc. Khi đó, cơ quan bảo hiểm nhận thấy mức căn cứ đóng bảo hiểm thay đổi đột ngột trong thời gian bạn mang thai thì có thể tiến hành thanh tra và yêu cầu công ty giải trình về việc tăng lương đột ngột.
Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Kết luận: việc tăng lương cho người lao động phải căn cứ vào quy định của công ty như: thăng chức, thay đổi công việc có mức lương cao hơn hoặc lên bậc lương… Đồng thời, việc giảm lương để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cũng tương tự như vậy. Công ty và bạn cần cân nhắc trong trường hợp này.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề Tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai hiện nay của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
Trong quá trình giải quyết vấn đề: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai hiện nay; nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn cụ thể.
- Công ty không lập hồ sơ thai sản trong thời hạn 10 ngày có bị xử phạt?
- Cách xác định mức hưởng BHXH 1 lần khi có tháng lẻ
- Đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn thì có được sử dụng thẻ nữa không?
- Đã nộp đơn xin nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
- Đóng 5 tháng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản?