Trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động của người lao động
Trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động của người lao động? Tôi đang tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình và có thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2020. Gần đây tôi đang thử việc tại một công ty và sẽ ký hợp đồng lao động vào tháng 9/2020. Vậy khi ký hợp đồng thì tôi có phải đóng bảo hiểm y tế tại công ty mà tiếp tục sử dụng bảo hiểm hộ gia đình có được không?
- Một người mua BHYT vẫn phải mua theo đối tượng hộ gia đình
- Quyền lợi được hưởng khi sử dụng thẻ BHYT khám chữa bệnh trái tuyến
- Mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT, với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Khi bạn tham gia ký hợp đồng lao động vào tháng 1 năm 2019, bạn sẽ phải thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động về trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động của người lao động căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”
Như vậy theo quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên bạn lại đang tham gia Bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình và thẻ BHYT đến tháng 8 năm 2019 vẫn còn thời hạn sử dụng. Do đó, sau khi giao kết hợp đồng lao động, bạn sẽ đồng thời thuộc 2 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Mặt khác, để xác định Trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động của người lao động khi đang tham gia BHYT hình thức hộ gia đình, cần căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp của bạn, khi bạn giao kết hợp đồng lao động thì bạn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng người lao động tại công ty chứ không tham gia theo đối tượng hộ gia đình nữa.
Tuy nhiên bạn có thể được hoàn lại tiền BHYT hộ gia đình chưa hưởng. Bạn có thể tham khảo về vấn đề hoàn tiền BHYT tại bài viết Hoàn trả tiền đóng BHYT cho đối tượng tham gia tự nguyện
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động của người lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
Mức chi trả bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trách nhiệm tham gia BHYT khi ký hợp đồng lao động, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được cắt thẻ BHYT ở công ty khi đã tham gia BHYT hộ gia đình?
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần cho 05 tháng đóng bảo hiểm tại công ty
- Điều kiện hưởng chế độ hưu trí cho người lao động năm 2021?
- Nghỉ việc vì lý do gia đình được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT