Điều trị tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển viện có được hưởng 100% chi phí?
Điều trị tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển viện có được hưởng 100% chi phí? Mẹ tôi năm nay đã 76 tuổi có BHYT, vừa qua bị tai nạn ở Bảo Lộc từ tháng 7/2020, như sau:
-Gãy xương chân (3 đoạn): đang bó nẹp chờ xử lý
-Gãy xương sườn trái (7 cái): đã ổn, tốt
-Dập phổi và lá lách: đã điều trị ổn, tốt tại BV Chợ Rẫy
Sau thời gian nghỉ dưỡng và bồi dưỡng đến nay sức khỏe đã bình phục tốt, nay tôi muốn chuyển mẹ tôi xuống BV chấn thương chỉnh hình để làm chân và có giấy chuyển viện từ BV đa khoa Bảo Lộc – bệnh viên ban đầu. Trường hợp này có được hưởng BHYT không?
- Xin giấy chuyển tuyến tại bệnh viện không phải nơi khám, chữa bệnh ban đầu
- Mức hưởng BHYT khi mổ tại bệnh viện trái tuyến mà không có giấy chuyển tuyến
- Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về điều trị tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển viện có được hưởng 100% chi phí, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 3 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
3. Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
a) Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
b) Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.”
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy theo quy định trên, mẹ bạn có giấy chuyển tuyến của bệnh viện đa khoa Bảo Lộc cấp thì khi mẹ bạn đi điều trị chân tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình có giấy chuyển tuyến thì được coi là đúng tuyến và được hưởng 100% mức quyền lợi của đối tượng thẻ BHYT của mẹ bạn. Tuy nhiên bạn không nói rõ mẹ bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào nên chúng tôi không xác định được mức hưởng bảo hiểm y tế của mẹ bạn.
Kết luận: mẹ bạn có giấy chuyển tuyến của bệnh viện đa khoa Bảo Lộc cấp thì khi mẹ bạn đi điều trị chân tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình có giấy chuyển tuyến thì được coi là đúng tuyến và được hưởng 100% mức quyền lợi của đối tượng thẻ BHYT của mẹ bạn
Trên đây là bài viết về vấn đề điều trị tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển viện có được hưởng 100% chi phí. Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết:
Chuyển tuyến theo yêu cầu và mức hưởng bảo hiểm y tế
Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề điều trị tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển viện có được hưởng 100% chi phí, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp khi đi làm không?
- Năm 2021 có được nghỉ dưỡng sức sau khi nghỉ ốm đau không?
- Giáo viên được hưởng những quyền lợi gì khi nghỉ thai sản?
- Hồ sơ rút BHXH một lần sẽ được giải quyết trong bao lâu?
- Chồng được hưởng chế độ gì khi vợ sinh trường hợp vợ không đóng bảo hiểm?