Người thuộc lực lượng vũ trang mức hưởng ốm đau như thế nào?
Xin hỏi đối với người thuộc lực lượng vũ trang thì mức hưởng chế độ ốm đau khi bị gãy chân là bao nhiêu? Xin cảm ơn!
- Thời gian tham gia quân đội có được tính tham gia BHXH?
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của quân nhân chuyên nghiệp
- Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về chế độ ốm đau cho người thuộc lực lượng vũ trang; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, người thuộc lực lượng vũ trang bị gãy chân có được hưởng chế độ ốm đau không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 105/2016/TTLT- BQP- BCA- BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Y tế;”
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 2 Nghị Định số 33/2016/NĐ- CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).”
Theo đó, nếu bạn thuộc đối tượng tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ- CP bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp bạn bị gãy chân.
Thứ hai, về mức hưởng chế độ ốm đau:
Điều 5 Thông tư 105/2016/TTLT- BQP- BCA- BLĐTBXH quy định về mức hưởng ốm đau như sau:
“Điều 5. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính như sau:
a) Mức hưởng khi nghỉ việc do ốm đau:
Mức hưởng chếđộ ốm đau |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 100% |
x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
b) Trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau liên tục từ một tháng trở lên (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) thì mức hưởng trợ cấp ốm đau của thời gian bằng một tháng được tính bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau.”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định trên, mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
+) Nghỉ dưới 1 tháng hoặc nghỉ không liên tục trên 1 tháng: Công thức được tính theo công thức tại điểm a) khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2016/TTLT- BQP- BCA- BLĐTBXH , thời gian hưởng không tính ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết.
+) Nghỉ liên tục trên một tháng: bạn được hưởng nguyên tháng lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng liền kề trước nghỉ việc. Trường hợp còn ngày lẻ: mức hưởng được tính theo điểm a) khoản 1 Điều 5 thông tư này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan:
Khi nào được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau?
Bị ốm trong thời gian nghỉ việc riêng có được hưởng chế độ ốm đau?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Đã đi làm có được nhận bảo hiểm xã hội một lần ở công ty cũ?
- Nghỉ không có giấy chỉ định từ bệnh viện thì có được hưởng thai sản hay không?
- Hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc khi nghỉ việc ở công ty
- Nghỉ việc trước sinh thì có được hưởng chế độ thai sản không?
- Lao động nước ngoài làm việc tại VN có được hưởng chế độ ốm đau không?