Quy định về thanh toán lại khi đi cấp cứu quên mang thẻ BHYT
Cho em xin tư vấn về vấn đề: Quy định về thanh toán lại khi đi cấp cứu quên mang thẻ BHYT. Chị gái em đang cấp cứu trong viện mà lúc đi gấp quá gia đình em không có mang theo thẻ. Như vậy thì chị của em có thể nộp thẻ BHYT trước khi ra viện và hưởng quyền lợi của bảo hiểm không ạ?
- Đi cấp cứu nhưng chưa xuất trình thẻ BHYT thì phải làm thế nào?
- Thời điểm xuất trình thẻ BHYT khi cấp cứu theo quy định
- Có cần giấy chuyển viện để hưởng BHYT khi đi cấp cứu không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn: Quy định về thanh toán lại khi đi cấp cứu quên mang thẻ BHYT; Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc thanh toán lại khi đi khám không mang theo thẻ BHYT
Căn cứ Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì:
” 6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Theo thông tin bạn cung cấp, chị bạn đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng gấp quá quên không mang thẻ bảo hiểm y tế thì nếu được xác nhận là trường hợp cấp cứu chị bạn có thể xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện.
Còn trường hợp không được xác nhận cấp cứu thì sẽ thuộc trường hợp khám, chữa bệnh không đúng thủ tục. Khi đó, gia đình bạn sẽ phải thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh của chị bạn và chị bạn sẽ được thanh toán lại chi phí điều trị tương đương với mức hưởng khi sau đó chị bạn thực hiện thủ tục đề nghị thanh toán lại theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thủ tục thanh toán lại
– Hồ sơ:
Căn cứ Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hồ sơ thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
+) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định.
+) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú (Khoản 1 Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Khoản 2 Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại, trong trường hợp này, nếu chị bạn đi cấp cứu và gia đình bạn quên không mang theo thẻ bảo hiểm y tế thì vẫn có thể được thanh toán lại các chi phí khám chữa bệnh. Để được thanh toán lại thì sau khi phục hồi sức khỏe, chị bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Quy định về thanh toán lại khi đi cấp cứu quên mang thẻ BHYT. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Sau khi hưởng xong TCTN có phải đi chốt sổ BHXH 1 lần nữa không?
- Công ty có trách nhiệm bồi thường cho người đang học nghề bị TNLĐ không?
- Hồ sơ tiếp tục hưởng lương hưu sau khi xuất cảnh trái phép
- Số ngày nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau sẽ do ai quyết định?
- Cách tính hưởng BHXH 1 lần khi làm ở cả 2 khu vực tư nhân và nhà nước