Bị tai nạn giao thông đưa vào viện cấp cứu có được hưởng BHYT?
Anh trai tôi bi tai nạn giao thông và được đưa vào viện cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương. Sau quá trình điều trị thì gia đình tôi được thông báo là trong máu của anh trai tôi có nồng độ còn cao nên sẽ không được thanh toán BHYT trong đợt điều trị này. Xin cho tôi hỏi anh tôi bị tai nạn phải cấp cứu mà bệnh lại không thanh toán BHYT với lý do như thế thì có đúng không.
- Thời gian điều trị tai nạn giao thông có phải đóng BHYT?
- Bị tai nạn giao thông có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Thời gian xuất trình thẻ BHYT trong trường hợp cấp cứu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Bị tai nạn giao thông đưa vào viện cấp cứu có được hưởng BHYT? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn bị tai nạn giao thông và nhập viện cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương trong tình trạng người có nồng độ cồn cao vượt mức cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông. Như vậy, anh trai bạn đã vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 như sau:
“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra”.
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 16 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“16. Bãi bỏ khoản 10 và khoản 12 Điều 23”
Vậy, theo quy định trên khi khám, chữa bệnh tổn thương về thể chất do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra vẫn được hưởng bảo hiểm y tế. Trường hợp của anh trai bạn, đưa vào viện cấp cứu do tai nạn giao thông khi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vẫn được bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
” Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định của pháp luật, khi cấp cứu thì người bệnh có thể đi đến bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào mà vẫn được BHYT chi trả như đúng tuyến. Do đó, nếu trong bệnh án của anh trai bạn được bệnh viện xác nhận là cấp cứu thì mọi chi phí khám chữa bệnh vẫn được BHYT thanh toán với mức hưởng tối đa là 80%.
Như vậy, việc bệnh viện không thanh toán bảo hiểm y tế cho anh trai bạn với lý do trong máu của anh trai bạn có nồng độ cao là không đúng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:
Cấp cứu ở bệnh viện trung ương có được BHYT chi trả không
Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nghỉ hưởng chế độ khám thai thì hồ sơ bao gồm những giấy tờ nào?
- Mức đóng BHYT theo đối tượng hộ cận nghèo một năm là bao nhiêu?
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần bao gồm những ai
- Hưởng tiền dưỡng sức sau sinh khi công ty cho nghỉ không lương do dịch
- Hướng dẫn điền mẫu hưởng dưỡng sức sau tai nạn lao động mới nhất