Thế nào được coi là chuyển tuyến đúng tuyến khi khám chữa bệnh BHYT
Tổng đài cho mình hỏi thế nào được coi là chuyển tuyến đúng tuyến thế nào là chuyển tuyến trái tuyến? Mong sớm được giải đáp! Mình cảm ơn nhiều!
- Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về BHYT
- Khám chữa bệnh vượt tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Chuyển tuyến theo yêu cầu và mức hưởng bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Về vấn đề chuyển tuyến đúng tuyến; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT các trường hợp được xác định là chuyển tuyến đúng tuyến bao gồm:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
+) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
+) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
– Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
+) Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
+) Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
+) Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;
+) Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
Người bệnh được chuyển mà không một trong các trường hợp nêu trên được coi là chuyển vượt tuyến.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo mức hưởng cụ thể tại bài viết:
- Nguyên tắc chuyển tuyến khi khám chữa bệnh
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên có được bảo hiểm y tế chi trả?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp không được nhận BHTN thì có được bảo lưu lại không
- Cách điền mẫu để giải quyết chế độ ngày nghỉ cho lao động nam có vợ sinh con?
- Quyền lợi khi đang điều trị mà thẻ BHYT sắp hết hạn?
- Có phải đợi hết 06 tháng mới được nộp hồ sơ hưởng thai sản không
- Điều kiện về hưu sớm và cách tính mức hưởng năm 2021