Một số vấn đề cần biết về tiền tuất 1 lần khi chưa về hưu
Xin chào ạ! Tôi đang cần biết một số vấn đề về tiền tuất 1 lần khi chưa về hưu muốn được tổng đài hỗ trợ tư vấn! Bố tôi là giáo viên tại địa phương, phụ cấp khu vực là 0,3 được 30 năm. Bố em chưa được hưởng lương hưu nhưng cuối tháng 10 bố tôi qua đời vì bị bệnh. Vậy gia đình tôi muốn nhận tiền tuất 1 lần thì phải làm hồ sơ như thế nào? Khi nào gia đình phải nộp hồ sơ và khi nào thì được giải quyết? Số tiền nhận được tính như thế nào? Và gia đình tôi có được hưởng tiền trợ cấp khu vực của bố tôi nữa không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ hưởng chế độ tuất 1 lần
Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ giải quyết chế độ tuất như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1.2.4. Đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật BHXH; mẫu số 04C-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực); khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:
a1) Sổ BHXH.
a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB…”
Theo quy định trên, hồ sơ hưởng chế độ tuất mà gia đình bạn cần chuẩn bị gồm có:
– Sổ BHXH.
– Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
Thứ hai, về thời điểm nộp hồ sơ và giải quyết chế độ
Căn cứ Khoản 1 Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động”.
Bên cạnh đó, Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 7. Giải quyết và chi trả
b) Thời hạn giải quyết:
b4) Đối với giải quyết hưởng chế độ tử tuất: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bạn mất thì gia đình nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định, gia đình bạn sẽ được giải quyết chế độ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất giải quyết như thế nào?
Hỗ trợ tư vấn chế độ tử tuất qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, về cách tính mức hưởng tiền tuất 1 lần
Căn cứ Khoản 1 Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội:
Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này”.
Theo đó, mức hưởng tiền tuất 1 lần của gia đình bạn được xác định như sau:
– Trước năm 2014, mỗi năm đóng BHXH của bố bạn thân nhân sẽ nhận được 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
– Từ năm 2014 trở đi, mỗi năm đóng BHXH của bố bạn thân nhân sẽ nhận được 2,0 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH: Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với viên chức
Thứ tư, về trợ cấp khu vực
Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định:
“Thân nhân của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực nhưng chưa hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau thì ngoài trợ cấp tuất theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Áp dụng công thức tính tại Khoản 2 Điều 31 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH vào trường hợp của bạn thì mức trợ cấp một lần mà gia đình bạn được hưởng ứng với 30 (năm) x 12 = 360 tháng là:
M= M = (Hi x Tj x 15%) x Lmin = (0,3 x 360 x 15% ) x 1.490.000 đồng = 24.138.000 đồng. (trong đó: 1.490.000 đồng là lương cơ sở tại thời điểm hiện tại theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về chế độ tử tuất 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp cũng như hướng dẫn trực tiếp.
-> Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng
- Thẻ BHYT hết hạn khi đang điều trị có được hưởng BHYT không?
- Giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên
- Hưởng tiền trợ cấp một lần khi vợ sinh đối với nam có vợ đóng BHXH
- NLĐ hưởng chế độ thai sản năm 2020 có bị ảnh hưởng gì do dịch không
- Có phải đi tái khám đúng ngày theo giấy hẹn của bác sĩ không?