Giới hạn về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Giới hạn về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp. Xin cho hỏi hiện nay tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp có giới hạn mức cao nhất, hay thấp nhất hay không? Nếu có thì là bao nhiêu?
- Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 2018
- Không đóng đủ 12 tháng ở công ty mới có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về giới hạn về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN cao nhất:
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Luật việc làm năm 2013:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp”.
Theo đó, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN dựa trên cơ sở sau:
+) Đối với người có tiền lương do nhà nước quyết định: Tối đa là 20 lần mức lương cơ sở;
+) Đối với người có tiền lương do người SDLĐ quyết định: Tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN thấp nhất:
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.”
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Như vậy, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN thấp nhất là:
+) Đối với người có tiền lương do nhà nước quyết định: Không thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
+) Đối với người có tiền lương do người SDLĐ quyết định: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Về mức đóng BHTN:
Căn cứ Điều 14 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.”
Như vậy, người lao động sẽ phải đóng BHTN bằng 1% tiền lương tháng của mình, đơn vị đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức đóng bảo hiểm khi làm việc tại doanh nghiệp?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Quy định về thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ hai
- Khám chữa bệnh ở bệnh viện tư thì có được thanh toán tiền BHYT không?
- Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp chi tiết nhất
- Phụ cấp phải tính đóng BHXH của người hưởng lương nhà nước năm 2021
- Mức hưởng khi khám thai trái tuyến ở bệnh viện tuyến tỉnh