Cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng
Cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng. Bố tôi hơn 60 tuổi tham gia bảo hiểm xã hội và đang hưởng lương hưu. Tuy nhiên mới nhận lương hưu được 4 tháng thì bố tôi tai nạn qua đời. Vậy trợ cấp cho người lo mai táng cho bố tôi là bao nhiêu? Gia đình muốn nhận tuất 1 lần thì tính thế nào? Thủ tục để hưởng chế độ trên cần những gì? Nếu người nhận mai táng với tuất là 2 người khác nhau thì cần làm 2 bộ hồ sơ riêng không? Xin cám ơn!
Với câu hỏi cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Thứ nhất, Cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp mai táng:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật bố của bạn qua đời khi đang hưởng lương hưu nên người lo mai táng sẽ được nhận mai táng phí với mức trợ cấp bằng 10 tháng lương cơ sở.
Mức lương cơ sở theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định như sau: “2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng“. Do đó, người tổ chức mai táng cho bố bạn được nhận khoản mai táng phí là 14.900.000 đồng.
Thứ hai, về trợ cấp tuất một lần
Căn cứ Khoản 2 Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng”.
Như vậy, do bố bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi hưởng lương hưu nên khi mất, thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức hưởng như sau:
Mức hưởng = 48 – (4 – 2) x 0.5 = 47 tháng lương hưu đang hưởng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần bao gồm những ai
Luật sư tư vấn chế độ tử tuất qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, về thủ tục để hưởng chế độ
Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“1.2.4. Đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật BHXH; mẫu số 04C-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực); khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a1) Sổ BHXH.
a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB”.
Như vậy:
– Về hồ sơ căn cứ theo Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.
+) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
– Nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH huyện hoặc tỉnh nơi bố bạn đang hưởng lương hưu hoặc nơi bạn cư trú; hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi thân nhân đang cư trú (căn cứ mục 10 của Phụ lục C kèm theo Quyết định 777/QĐ-BHXH).
– Thời hạn nộp hồ sơ là trong vòng 90 ngày kể từ ngày bố của bạn qua đời.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian giải quyết chế độ tử tuất theo quy định mới nhất
Thứ tư, về vấn đề người nhận mai táng với tuất là 2 người khác nhau
Phần IV của mẫu số 09-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH có nội dung như sau:
“IV. Người nhận trợ cấp mai táng, các khoản trợ cấp tuất một lần
1. Họ và tên người nhận trợ cấp mai táng (8):
2. Họ và tên người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần (8):
(8) Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên người nhận trợ cấp mai táng; trường hợp người nhận trợ không thuộc số thân nhân có tên trong Tờ khai thì ghi bổ sung: Mã số BHXH (nếu đã được cấp) hoặc số CMND hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ chi tiết nơi cư trú; trường hợp nhận qua tài khoản thẻ thì ghi bổ sung: Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh mở tài khoản)”.
Theo đó, nếu người nhận mai táng với tuất là 2 người khác nhau thì không cần làm 2 bộ hồ sơ riêng mà chỉ cần ghi đầy đủ thông tin vào mục dành cho người nhận mai táng phí và trợ cấp tuất một lần.
Trên đây là bài viết về vấn đề cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về cách tính trợ cấp mai táng phí cho người lo mai táng; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Cách điền tờ khai 09- HSB đề nghị giải quyết chế độ tuất hàng tháng
- Thời gian nghỉ dưỡng sức ốm đau trong năm khi đóng BHXH 16 năm
- Đi xuất khẩu lao động có được bảo lưu BHXH để sau này nhận không
- Phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu từ năm 2021
- Điều kiện về hưu trước tuổi khi bị suy giảm 61% khả năng lao động
- Làm việc theo hợp đồng thử việc có tính vào thời gian tham gia BHTN không?